Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    0

    Động vật hoang dã chờ chết ở... trung tâm cứu hộ

    phần lớn động vật hoang dã là tang vật vụ án buôn bán động vật hoang dã sau đó đã bị chết tại chính... trung tâm cứu hộ chỉ bởi những vấn đề bất cập được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự 2003...


    phần lớn động vật hoang dã sau khi bị bắt giữ chết tại cơ quan bảo quản tang vật hoặc các cơ sở cứu hộ


    trong tháng 8 vừa qua, hơn 60 cá thể tê tê đã được cứu từ việc phát hiện các vụ buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. cộng với số tê tê đang được chăm sóc tại trung tâm nghiên cứu và bảo tồn động vật hoang dã (save vietnam’s wildlife), hiện có 70 cá thể đạt tiêu chuẩn sức khỏe để được tái thả về tự nhiên. tuy nhiên, cơ quan công an và kiểm lâm tỉnh thanh hóa và ninh bình không đồng ý cho tiến hành tái thả cho đến khi vụ việc được xử lý và có quyết định xử lý tịch thu với tang vật vụ án.

    lý do là bởi vì, tại điều 76 bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định: “việc xử lý vật chứng do cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do tòa án hoặc hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử”.

    điều đó đồng nghĩa với việc động vật hoang dã sau khi tịch thu là vật chứng của vụ án và chỉ có quyết định tịch thu và xử lý sau khi vụ án kết thúc. do vậy, động vật chỉ được thả lại tự nhiên sau khi vụ án được xử lý. trên thực tế, có nhiều vụ án có thể bị kéo dài trong nhiều tháng. hệ quả của việc lưu giữ động vật lâu dài dẫn đến phần lớn động vật hoang dã sau khi bị bắt giữ chết tại cơ quan bảo quản tang vật hoặc các cơ sở cứu hộ.

    vật chứng là động vật hoang dã còn sống thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm, sau khi bị bắt giữ cần được lập hồ sơ xác định tên loài, số lượng, lưu lại hình ảnh, rồi tiến hành tái thả về tự nhiên...



    trước thực tế này, trung tâm nghiên cứu và bảo tồn động vật hoang dã vừa kiến nghị viện kiểm sát nhân dân tối cao và uỷ ban tư pháp quốc hội bổ sung vào điều 79, khoản 1 bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi, bổ sung) bảo quản vật chứng: “vật chứng là động vật hoang dã còn sống thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm, sau khi bị bắt giữ cần được lập hồ sơ xác định tên loài, số lượng, lưu lại hình ảnh, rồi tiến hành tái thả về tự nhiên hoặc giao cho các cơ sở cứu hộ để chăm sóc trước khi đảm bảo điều kiện để tái thả lại tự nhiên.”

    hiện nay, cả hai loài tê tê 2 loài tê tê java (manis javanica) và tê tê vàng (manis pentadactyla) đều nằm trong danh sách những loài động vật được bảo vệ cao nhất trên thế giới, chúng cũng được liệt vào nhóm loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. tê tê bị săn bắt nhằm thoả mãn như cầu về thịt và vẩy cho một bộ phận những người giầu ở việt nam hoặc bán đi trung quốc.

    lưu giữ động vật hoang dã: quá tốn kém
    ông trần quang phương (cán bộ quản lý chương trình bảo tồn thú ăn thịt và tê tê) cho biết, đặc thù 2 loài tê tê tại việt nam chỉ ăn mối và kiến, chi phí thức ăn rất cao, mỗi cá thể tê tê ăn hết 1.410.000vnd/tháng. như vậy nguyên tiền cho ăn cho một tháng cho 70 cá thể tê tê trên là 98.700.000vn triệu đồng.

    thêm vào đó, tê tê là loài sống đơn lẻ, vì thế, khi nhốt nhiều hơn 1 cá thể trong một chuồng sẽ gây hiện tượng ức chế, căng thẳng, dẫn đến bị chết rất nhanh. ngoài ra, điều kiện cơ sở vật chất của trung tâm có hạn không thể nuôi số lượng lớn động vật trong một thời gian dài. nếu như tiếp tục nhận cứu hộ, chúng tôi không đảm bảo chi phí mua thức ăn cũng như tiến hành tiếp nhận cứu hộ những đợt tiếp theo do không đủ chi phí chuồng trại.

    theo ông nguyễn văn thái (giám đốc save vietnam’s wildlife đồng thời cũng là phó chủ tịch hiệp hội bảo tồn tê tê thế giới iucn), tê tê là loài động vật cực kỳ khó nuôi và sinh sản chậm. hiện nay trên thế giới chưa có bất kỳ đơn vị nào sinh sản thành công tê tê vì mục đích kinh tế. tất cả tê tê tịch thu đều có nguồn gốc do săn bắt trái phép ngoài tự nhiên. mọi hành vi mua bán, vận chuyển, săn bắt tê tê đều là trái pháp luật.

    “những cá thể tê tê sau khi tịch thu đó cần được thả về tự nhiên trong thời gian nhanh nhất. đó cũng là biện pháp xử lý tê tê sau khi bị tịch thu với tất cả các nước trên thế giới. chúng ta cần có những thay đổi chính sách pháp luật để các cá thể động vật quý hiếm đó được thả về tự nhiên.” – ông thái nói.

    cũng theo ông thái, khi bắt giữ vận chuyển hoặc tiêu thụ động vật hoang dã mà đối tượng vi phạm không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của động vật, trong trường hợp khởi tố, cơ quan điều tra chỉ cần có đầy đủ thông tin về loài, số lượng cá thể, trong lượng và lưu giữ lại hình ảnh để tiến hành khởi tố vụ án mà không phải lưu giữ vật chứng là động vật hoang dã còn sống cho đến khi kết thúc vụ án.

    “đây không chỉ là vấn đề riêng với tê tê, mà là vấn đề chung cho tất cả các loài động vật hoang dã sau khi bị bắt giữ từ buôn bán, săn bán trái phép. vì vậy, chúng tôi đề nghị các cá nhân và cơ quan chịu trách nhiệm sửa đổi bổ sung bộ luật tố tụng hình sự để các cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được thả lại tự nhiên sớm nhất sau khi bị bắt giữ từ buôn bán và vận chuyển trái phép.” trung tâm nghiên cứu và bảo tồn động vật hoang dã nói.




    xuân hưng

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jun 2017
    Bài viết
    0
    cân oto sẽ cần phải trải qua bước kiểm tra bên ngoài bao gồm: nhãn mác cân, vị trí đóng dấu, tem kiểm định và một số...
    Giá kiểm đị

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jun 2017
    Bài viết
    0
    cảm ơn bạn đã chia sẻ thông rất là hưu ích mong rằng bạn sẽ có nhiều bài viết hay hơn

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jun 2017
    Bài viết
    0
    chúng cũng được liệt vào nhóm loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. tê tê bị săn bắt nhằm thoả mãn như cầu về thịt và vẩy cho một bộ phận những người giầu ở việt nam hoặc bán đi trung quốc.

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •