Như một sự gặp gỡ ngẫu nhiên nhưng lại có tính chất tất yếu giữa lĩnh vực nghiên cứu Y - Dược và Khoa học xã hội nhân văn, tại Viện gút Hải Dương, các nhà khoa học thuộc lĩnh vực Y - Dược, các nhà nghiên cứu xã hội, lịch sử, đô thị và dinh dưỡng cùng hơn 50 bác sĩ đang công tác cùng nhau gặp gỡ trong Tọa đàm khoa học “Chung tay để chiến thắng bệnh gút”.

Sau khi được xem trích đoạn phim chuyên đề mang tên “Để gút không còn là nỗi đau” các nhà khoa học đã gặp gỡ trực tiếp một số bệnh nhân (gout) bị biến chứng, đã từng bi quan tuyệt vọng để nghe chính họ nói về những kết quả kỳ diệu vừa đến với họ.

Hai nhà khoa học nồng nhiệt kết nối lên buổi tọa đàm này là PGS. TS. Y - Dược học Phan Văn Các, Nhà giáo nhân dân, nguyên Hiệu trưởng Đại học Y - Dược Thái Nguyên và GS. TS. Bùi Khánh Thế, Nhà giáo nhân dân, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TP.HCM. Ông cũng chính là người đã sáng lập ra Khoa Việt Nam học của trường ĐH KHXH & NV TP.HCM. Với sự dẫn dắt của MC. Như Quỳnh, buổi tọa đàm đã diễn ra trong không khí sôi nổi và nhiều cảm xúc.


PGS. TS. Y - Dược Học Phan Văn Các dù đã tìm hiểu về Viện gút Hải Dương được hơn một tháng nhưng đến buổi tọa đàm ông vẫn chưa hết ngạc nhiên. Ngạc nhiên đầu tiên của ông vì gút (gout) được biết đến là căn bệnh không thể chữa khỏi, nhưng khi đến với Viện gút Hải Dương, ông đã chứng kiến bệnh nhân gút ở đây đã được chữa khỏi.

Ông cũng từng hoài nghi về kết quả điều trị tại Viện gút Hải Dương, nhưng sau hơn 1 tháng tìm hiểu, gặp gỡ bác sĩ và nhiều bệnh nhân gút (gout) đã từng bị biến chứng, ông nhận ra rằng chính phương pháp điều trị bằng Đông - Tây Y kết hợp và sự tận tụy chăm sóc bệnh nhân của đội ngũ bác sĩ, y tá, điều dưỡng Viện gút Hải Dương đã giúp cho bệnh nhân chiến thắng bệnh tật. Ông thấy mình không thể đứng ngoài cuộc mà quyết định tham gia để kêu gọi các nhà khoa học khác cùng chung tay nghiên cứu để phương pháp điều trị này ngày càng phát triển hơn nữa.



GS. TS. Bùi Khánh Thế cho biết lý do nhiệt tình kết nối lên buổi tọa đàm khoa học này vì ông nhìn thấy ở Viện gút Hải Dương hình ảnh mà ngành nghiên cứu Việt Nam học cần quan tâm nghiên cứu bởi sự ứng dụng hiệu quả trong điều trị bệnh gút (gout) tại Viện gút Hải Dương là một phần của Việt Nam học. Đây chính là tin vui cuối cùng và cũng là tin vui nhất của năm 2010 mà ông được biết.

Theo giáo sư, Viện gút Hải Dương đã xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, giải quyết được nhu cầu sức khỏe của nhân dân, đây chính là "Vùng sáng" của Việt Nam học – theo cách gọi của giáo sư. Ông cho rằng đã đến lúc các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực cần chung tay nghiên cứu cơ sở khoa học của việc chữa trị này để giới thiệu cho tất cả những người bệnh nhân bị bệnh gút (gout) có một niềm tin rằng không phải cuộc đời mình bị bệnh gút (gout) là chấm hết, mà mình sẽ bắt đầu một giai đoạn phấn đấu mới, cùng với các bác sĩ, cùng với Viện Gút Hải Dương chiến thắng bệnh tật và để làm cho thế giới tin tưởng rằng việc chữa trị này là có căn cứ khoa học.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Thu, giám đốc Viện gút Hải Dương, sau khi nghe ý kiến nhận xét của PGS. TS Phan Văn Các và GS.TS. Bùi Khánh Thế, đã hết sức khiêm nhường về những gì mà Viện gút Hải Dương đạt được trong việc điều trị bệnh gút (gout).

Khi còn là giám đốc Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM, bà và các bác sĩ của bệnh viện có rất ít thời gian dành cho bệnh nhân, đôi khi chỉ đủ thời gian nhìn tướng đi của bệnh nhân để chẩn đoán bệnh. Từ khi về Viện gút Hải Dương, bà hoàn toàn thích thú vì ở đây bà có nhiều điều kiện để gắn kết với bệnh nhân.

Đó cũng chính là một trong những yếu tố mang lại sự thành công của Viện gút Hải Dương. Bà chân thành cảm ơn các nhà khoa học đã đến để cùng chung tay giúp bệnh nhân nhiều hơn nữa trong điều trị bệnh.