Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 28
  1. #11
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Tổng hợp các bài viết hay về Cu gáy

    CÂU CHUYỆN CỦA ĐÔI MẮT

    Con chim cũng kỳ lạ thật , chẳng có con nào có tiếng gáy giống con nào , cũng thổ , cũng sấm , cũng đồng , cũng son .... nhưng Nguyên chưa bao giờ nghe hai con bổi nào gáy y như nhau , mặc dù cha với con cũng khác ... chúng chỉ hơi na ná với nhau mà thôi ... từ giọng gáy đến dáng hình , điệu bộ , ngay cả con mắt là phần ta dễ quan sát nhất nhưng cũng chẳng có con nào giống con nào . Cũng từ sự khác biệt đó mà ta đã phân định được sự hay , dở ở trong đó ... Người đời vẫn nói vui rằng " đôi mắt là cửa sổ tâm hồn " đúng vậy , khi ta vui , khi ta buồn , khi ta nóng giận ... tất cả đều thể hiện qua cái cửa sổ đó ...

    2. Câu chuyện của đôi mắt nhé

    - Nguyên xin diễn giải về các loại mắt nhé :

    + Con mắt to và lộ : Loại này có tính nhác người , lì rừng khó thuần dưỡng , nuôi lâu lắm mới nổi ... nhưng không ai chọn loại mắt to và lộ để nuôi thành con mồi cả . Cho nên khi ta gặp con " mắt to - lộ " là loại ngay đở tốn lúa .

    + Con mắt nhỏ và sâu hay thụt vào trong : Loại này tốt nhất nên chọn nuôi . Cực kỳ gang dạ và bền bĩ , nó không sợ bất cứ con gì ... ( khi bẫy dính con bìm bịp rồi mà nó vẫn gù ) ... khi ta treo nó ở cây rậm hay cây thưa , rừng sâu hay rừng chồi nó vẫn gáy , té xe rớt lồng treo lên nó vẫn gáy ... nếu thấy nó là ta cho nhập hộ khẩu nhà mình ngay nhớ nghen ....

    + Con mắt không lộ và không sâu Nguyên gọi nó là trung bình thì tài năng của nó cũng từ chử trung bình đến khá mà thôi .... cái này tùy ai thích thì nuôi ...

    + Con mắt lé : Loại này nếu ta để ý sẽ gặp , nhưng có nhiều người chê vì cho rằng nó không đẹp ... loại mồi có mắt lé này tinh khôn vô cùng Nguyên dám bảo đảm rằng nếu ai sở hữu được con mắt lé thì khi mang nó vô rừng nó sẽ làm cho ta hài lòng về nó (loại này lúc trước Nguyên cũng từng có một con . Nó chỉ bắt có 4 con bổi sau đó nó qua đời ....nó đã để lại cho Nguyên một niềm đau khôn tả và mãi mãi không thể quên được " con mắt lé " ... các bạn có biết không 4 con bổi đó sau này trở thành 4 con mồi , con nào cũng hay cả ... ).

    + Con mắt có khoen hay có quần : Loại này nuôi uổng công ta nên loại ngay .
    - Còn màu mắt thì sao ? Màu mắt rất quan trọng vì nội lực của con mồi đều thể hiện qua màu mắt ấy ... một con mồi bị suy dinh dưỡng thì màu mắt thường là tái tái , khi ta nhìn sâu vào trong đôi mắt ấy không tìm thấy sự tiềm ẩn của sức mạnh bên trong ...

    + Con mắt trắng dã : loại mắt này không nên nuôi vì nó không biết bắt bổi ( mắt trắng + phau trắng ... thì hay cở nào cũng không bắt được bổi ) các bạn nên nhớ kỹ cho điều này .

    + Con mắt vàng nhạt : tạm , loại này nhác rừng . Ở nhà thì gáy gù không ai chịu nổi nhưng khi đem nó vào rừng thì nó cứ run run ... sợ như sợ ma vậy ... cái đồ khôn nhà dại chợ ... chỉ nuôi làm chim kiểng , chim khách mà thôi .

    + Con mắt vàng nghệ hay vàng đậm : loại mắt này nên chọn nuôi , nó không bao giờ sợ rừng , thậm chí vừa tới bìa rừng là nó đã nghe hơi rừng ... nếu lúc này ta dở áo lồng ra nhìn kỹ vào mắt nó sẽ thấy màu vàng ấy đậm hơn và có sát khí hơn ... ( mà hình như loài chim cũng biết nghe hơi thì phải , nó biết chổ nào có bổi và chổ nào không có bổi ... ) . Nói nhỏ nghen cái điều này là Nguyên quan sát thực tế từ con mồi của mình đó nghen ( đây là con bổi bị con mắt lé bắt được đó ... ) . không ai chỉ đâu nhé ....

    + Con mắt đỏ tươi : khi ta nhìn nó như hai giọt máu long lanh , loại mắt này có tính sát bổi cao nhất trong tất cả các màu mắt . Nhớ kỹ nghen nếu gặp là nuôi ngay chứ đừng ăn thịt nhé ... , từ khi nó bị mèo chụp đến giờ Nguyên chưa nhìn thấy được con thứ hai .

    + Con mắt đỏ thẩm y như con mồi của Quang DT (có hình bên dưới) : loại này bền bĩ và gan dạ vô cùng nên chọn nuôi .

    3. Những điều cần chú ý :

    -Ta nên chọn những con có tròng vàng lớn , càng lớn càng tốt , loại này không bao giờ bỏ bổi cả , có tính sát bổi rất cao . Nếu bạn không tin hãy cho hai con mồi kè lại gù đấu bạn sẽ thấy ngay khi nó gù tròng vàng cứ to dần , to dần , tròng đen thâu nhỏ , nhỏ dần ... nhỏ lại như cây kim vậy . Nếu gặp nên chọn mà nuôi .

    - Con mắt hai bên không giống nhau , nhìn kỹ thấy kỳ kỳ ... chẳng hạn một bên tròng đen tròn còn một bên tròng đen bị méo . Ta gọi đó là " Lưỡng nhãn " . Lưỡng nhãn ắt kỳ tài . Nên chọn mà nuôi .

    -Con mắt lé : lanh khôn , tinh quái nên chọn mà nuôi .


    -Con mắt đen : chỉ có tròng đen không có tròng vàng cái này Nguyên chỉ nghe nói chứ chưa bao giờ thấy ...

    Có đôi lời tâm sự gởi đến các bạn ... chúc các bạn có nhiều điều bổ ích khi đọc bài viết này ... hẹn gặp ở bài sau .... thân chào ... chúc sức khỏe !

    Trích dẫn:

    Theo mình thì : em này lì lợm, rất khó nuôi, chỉ dành cho những tay có kinh nghiệm lâu năm mới thuần hóa được. Cái hay ở em này tướng, đầu, màu lông, qui cánh, cườm đều tốt. Cái dỡ là ở đôi Chân, vảy chân to (thuộc dạng chân Tôm), ngón thới quá dài và vảy của ngón thới thưa ->
    Tốt ở chổ : được 1 vảy xẻ đôi (khác vảy hình chữ Nhân), nếu 2 chân giống nhau -> em này gáy 1 tiếng sẽ gù 1 dây 3 tràn trở lên.

    Xấu ở chổ :

    1.tính gáy hơi đa nghi nên khi treo ở nơi nào đó nó đều phải quan sát xung quanh hồi lâu rồi mới gáy,

    2.a)nếu ở nhà không nghe gáy thì ra rừng làm rất dữ

    2.b)nếu ở nhà làm dữ, khi ra rừng làm rất ít.
    Đôi chân, vảy chân cũng là 1 phần quan trọng để chọn gáy.
    chọn gáy, phần đôi chân cũng rất quan trọng.

    1.da của chân phải mỏng vảy của chân nhìn gần như chìm hẳn và nổi ***** khô lên càng tốt

    2.chân thới phải ngắn, 3 ngón xòe ra thấy góc vuông, vảy của 3 ngón phải nhiều và xếp thật nhặt,

    3.móng phải ngắn (móng mèo),

    4.vảy xẻ đôi trên chân nhiều càng tốt, (giao long)

    5.chân ngắn, to, lông chân phủ xuống

    (6.vảy của mặt sau chân có hình hoa thị hoặc lục giác ->tuyệt)
    con gáy có đôi chân như vậy ít xoi lồng và nhìn thấy rất oai vệ.

    Mỏ chim cu có rất nhiều loại ta nên chọn loại mỏ nào đây ?

    1. Mỏ nhỏ và mỏng : tức là cái cuốn mỏ thì vừa phải nhưng sau đó nhỏ dần , nhỏ dần hay thon dần ra đến chóp mỏ , càng vót càng tốt ... loại này có người gọi là mỏ sẻ hay mỏ đinh .
    - Loại chim có mỏ nhỏ như trên thường rất được nghệ nhân chọn nuôi vì :
    + Gáy trận rất nhặt hay có vùng gọi là gáy gọi rất nhặt ..... điều này làm cho bổi mau bay về ...
    + Thúc dồn và gù dồn .... làm cho con bổi nôn ... mau đá , mau bắt bổi ....
    + Rất nhẹm xào , treo lên là gáy liền và gáy đủ bài bản ....
    Cũng chính vì những ưu điểm đó mà được các nghệ nhân chọn làm...." ưu tiên số một " ....

    2. Mỏ trung bình không to cũng không nhỏ thì tùy vào từng con .... ai thích thì nuôi ...

    3. Mỏ rất to : đa phần gáy gù đều chậm nên ít người chọn nuôi .

    4 . Mỏ ngắn : rất mau mồm mau miệng .... nhưng về chiều khi bổi gù siết thì mồi thường bị hụt hơi .... đa phần những anh có mỏ ngắn là kèm rất át ... nhưng gù thì có hạn .... đặng này thất kia ...

    5. Mỏ dài : dài hơn bình thường những anh này rất bền bĩ .... gáy hoài không biết chán , gáy từ sáng đến tối ....

    6. Mỏ quéo : chẳng những dài mà còn cong xuống , nếu ta không cắt thì không ăn được ... những con mồi có mỏ quéo đa phần rất hay ... nên chọn mà nuôi ...

    7. Mỏ cong : Nếu mỏ cong mà nhỏ thì hay vô địch nhưng nếu mỏ cong mà to là đồ vô dụng ... nhớ nghen !

    Các bạn nên nhớ cho một điều : một con chim cu được đánh giá là hay thì phải kết hợp rất nhiều điểm lại chứ có cái mỏ tốt mà cườm lưa thưa vài ba hạt .... liệu nó có hay được không ?

    Nhưng theo kinh nghiệm của Nguyên thì loại mỏ nào cũng có hay có dở cả ... tùy vào người chơi mà thôi ... nhưng các bạn nên để ý rằng khi chọn mỏ nên chọn những con có cái mỏ màu đen bóng , óng ánh như ánh than vậy .... mấy anh có loại mỏ đen bóng ấy thường rất siêng gáy và ta treo đâu nó cũng gáy ... còn những anh có mỏ màu ***** trắng thì hãy né ra ... nhớ nghen !
    ..... còn nhìn mỏ như thế nào mà ta biết nó kèm hay không kèm ..... hẹn lần sau nhé

    Ví dụ như màu sắc cái mỏ mà bác đưa ra ở đây thì thú thực là hơi ngược với kinh nghiệm chọn mỏ chim của vùng mình. Màu mỏ chim của vùng mình phải là khô, ta có cảm giác như là có thêm lớp bụi trắng ( ***** trắng) bám vào những con như vậy thì nhanh sào siêng gáy, còn con mỏ đen bóng mà nom như phủ dầu bóng như bác tả thì vùng mình lại không chọn vì gọi đó là mỏ ướt, chim có mỏ ướt lâu sào, lười gáy và không được ưu tiên để chọn chim mồi,...

    Vài suy nghĩ đưa ra thảo luận cùng bác, nhưng mình nghĩ là do đặc điểm của mỏ chim từng vùng không giống nhau vậy! với lại mình thiên về mồi lồng hơn nên vì thế nên được nghe đấu rồi đánh giá con bổi kĩ lưỡng hơn cách bẫy của các bác là dùng mồi đất đánh trần bác nhỉ!

    Vâng! có thể kinh nghiệm của mỗi vùng mỗi khác, nhưng mình cũng thấy là chim gáy của Đàng trong rất khác chim gáy của Đàng ngoài bác à nhất là màu sắc của chim.
    -gáy có nhiều dạng mỏ, có mỏ nhìn từ trên xuống có hình tam giác, phần mép rộng thì gáy to vô địch và rất dữ , nó dám đá và cắn lại người nuôi. du sao dạng mỏ đinh là đẹp nhất. gáy nuôi lâu năm thì mỏ có màu khô trắng, gáy non thì mỏ đen. đặc biệt dù đen hay trắng bụi, mà phần mũi nhăn và nhìn mềm -> mỏ da, thì nuớc gáy rất uyển chuyển, rõ ràng. giọng chim gáy càng rền to thì yếm truớc ngực càng rộng.

    - Cái vụ mỏ này hay à nha. Một bên thì chọn đen bóng còn một bên chọn mỏ hơi ***** trắng. hihi.

    Mới nhìn vào thì thấy mâu thuẫn nhưng đen bóng hay hơi ***** trắng mà mỏ đinh thuôn đều từ trong ra ngoài, đầu mỏ phải hơi cộm lên ( nhìn giống dính một chút đất vậy) chim như vậy thì đa phần là kèm nhiều. chim có cộm ở mỏ dưới có nhiều nước hơn (khôn hơn) chim cộm mỏ ở trên. Nhưng nếu tìm được chim cộm cả ở trên và ở dưới (giống như đang ngậm một viên sỏi) thì không còn chê chỗ nào hết.

    Tất nhiên là kèm thì phải có kèm trong và kèm ngoài điều này còn phải dựa vào đường chỉ mắt.

    Đó là kinh nghiệm mà em biết nhưng không đúng hoàn toàn. có một con chim mồi có đuờng chỉ mắt kéo dài, rồi bao quanh mắt (nguyên tròng luôn), kéo chếch ra phía sau một tí nhưng lại chẳng có kèm trong kèm ngoài gì hết. chơi trơn ròng luôn.
    mỏ "*****" trắng bụi là gáy nhiều mùa, gáy mỏ này càng nổi thì mỏ càng nhiều trắng bụi, mỏ đen là chim con mới trưởng thành, gáy bệnh suy không ảnh hưởng đến màu mỏ. gáy ở nơi núi thì mỏ thường màu "*****" trắng bụi, gáy ở vùng nước mặn phèn thường mỏ đen. gáy sống ở vùng nước phèn mặn xấu đủ thứ, không nên nuôi...... phải không các bác ???

  2. #12
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Tổng hợp các bài viết hay về Cu gáy

    LẠI NÓI VỀ NHỮNG CỌNG LÔNG QUY

    Ở đây Nguyên không nói về những tên gọi của lông quy mà Nguyên chỉ đề cập đến sự sắp xếp , trật tự của những cọng lông ấy mà thôi ...

    Dù là quy me hay quy ốc , quy hổ hay quy bìa tên ... thì loại quy nào nó cũng có một giá trị của nó cả . Miễn sao những lớp lông ấy chồng lên nhau , cái sau đè lên cái trước 2/3 là tốt ... nhưng lông phải đóng thật dày , thật khít , liền lạc từ trên xuống dưới đuôi cánh mới tốt .

    Tuy vậy cách sắp xếp của chúng cũng có lớp có lang , có hàng ngủ rõ ràng nếu ta tinh mắt .... được phân chia làm ba loại :

    1. Quy rũ hay còn gọi là quy sụ .
    2. Quy ngang .
    3. Quy sổ .

    Tại sao ta lại gọi nó là quy rũ hay quy sụ ?

    - Loại lông quy này đóng không theo một trình tự nhất định nào cả . Khi ta nhìn ngang cũng không được , nhìn dọc cũng không xong ( có người gọi là loạn quy cho dễ hiểu ) . Chim có loại quy này thường rất hay ở dàn ngoài , kèm , bo lia lịa ... nước đưa chim bổi về rất hay ... phóng kèm nghe mê chết ... nhưng nước hậu thì lại dở ... khi bổi nhập tàn thì chỉ gù đôi đạc cho vui ... ( hay còn gọi là tiền khoáng hậu bần hay trước hay sau dở ) ... loại này thích hợp cho những ai mới tập chơi ... và để làm chim bẹo thì khỏi chê vì treo đâu cũng gáy ....

    Quy rũ hay quy sụ của MienTay đây (con này 4 tần rất bền chim)

    Còn quy ngang thì sao ?

    - Loại này khi ta nhìn ngang cũng được mà nhìn dọc cũng được , những cọng lông mọc gần như có hàng ngũ và song song với cánh . Những cọng lông bao cũng nằm ngang không ngã hay rũ xuống .... loại này hay từ đầu đến cuối ... phóng kèm bo nước tiền cũng như nước hậu như nhau , càng về khuya càng hay ... nhưng loại này khó kiếm ... theo các bạn có nên chọn nuôi hay không ?

    Còn quy sổ là sao ?


    - Loại này không hiếm lắm ... khi ta nhìn từ vai hay từ phần chóp cánh thấy những hàng lông quy chồng lên nhau chạy sổ xuống thành một đường dọc , một đường , hai đường rồi ba đường , càng nhiều càng tốt . Nếu toàn bộ cánh mà có những đường sổ như vậy ... thì đây là con chim vô địch ...

    Nhưng nếu chỉ sổ vài ba đường ... còn các hàng khác thì đóng bình thường thì nó chỉ nằm hạng khá mà thôi . Vẫn biết nó gáy đủ bài bản , không bao giờ bỏ bổi ... nhưng không thể vô địch một vùng được .

    Nhiều nghệ nhân coi chim đến đây thì đã hết biết rồi , không còn đánh giá được điều gì khác nữa ... nhưng Nguyên xin thưa vẫn còn đó các bạn .

    Một con mồi được đánh giá là hay hay dở , bền hay không bền ... câu này đã làm đau đầu các bậc nghệ nhân tại sao vậy ? tại sao có con mồi chơi mới một hai mùa đã xuống chim không còn hay như trước nữa , mới đó mà bỏ bổi rồi .... nhưng có con chơi được 5 đến 10 năm thì tuột dần phong độ , sa sút hẳn ... nhưng cũng có những con chơi vài chục năm , thậm chí cả đời người mà vẫn hay như thường ... tại sao vậy ? ... Nguyên xin thưa điểm then chốt của nó là đây : nhớ kỹ nghen !

    Cũng từ những loại lông quy như Nguyên đã trình bày nhưng chúng được sắp xếp theo một trật tự rỏ ràng , có lang có lớp ... nên được chia làm hai loại : Quy tam tần ( 3 lớp ) ; Quy tứ tần ( 4 lớp ) .

    - Quy tam tần : Tức là trên bộ lông quy của con mồi được phân chia ra làm ba lớp rõ ràng . Lớp thứ nhất nhỏ , dầy và khít ... Lớp thứ hai thưa hơn một tí ... Lớp thứ ba nằm ở đuôi cánh ....

    Loại mồi có quy tam tần thường thấy , cũng rất hay nhưng chơi không được lâu , con nào bền lắm là 7-8 năm thì xuống phong độ ....

    - Quy tứ tần hay còn gọi là quy phủ bì :


    loại này có 4 lớp lông quy mọc dầy đặc phủ từ trong ra ngoài không gián đoạn ... loại này vừa hay , vừa bền ... nước gù thì khỏi chê ... nhưng hơi khó tìm ... Cho nên ai mà sở hữu được con mồi quy 4 tần thì được cho là có duyên với nghề này ...

  3. #13
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    0
    Ðề: Tổng hợp các bài viết hay về Cu gáy

    CU MỒI - THUẬT NGỮ & ĐỊNH NGHĨA

    Để các bạn có thể hiểu rõ hơn một số đặc điểm và tiếng gáy của Cu gáy mời các bạn tham khảo một số định nghĩa thuật ngữ các địa phương hay dùng dưới đây:

    Nước:

    Gáy rao: Mô phỏng: Cục cù cu…cu./ Có nơi còn gọi: gáy gọi, bủa, bổ, gióng…/Mô tả: Chim thường gáy kiểu này khi đứng một mình như một hình thức lên tiếng cho chim xung quanh biết. Có chim bổ hai tiếng sau Cục cù cu…cu cu gọi là hậu đôi (bổ đôi) hoặc hậu tam, hậu tứ.. tiếng gáy rao thường lớn và khoan thai./ Hiệu quả: Người nuôi chim quan niệm chim có tiếng rao càng to càng tốt.

    Thúc: Cục cù cu, Cục cù cu…./ Gáy trận, giục/ Sau khi gáy rao, có chú chim khác trong vùng nghe thấy và gáy lại, chim bắt đầu gáy nhanh hơn, liên tục, gịong giục giã hơn nhưng nhỏ hơn gáy rao/ Chim thúc càng nhặt càng tốt.

    Lợ: Cục cù cu, Cục cù cù…/Chu, nhịu/ Ở giai đoạn cuối của gáy thúc chim chuẩn bị chuyển sang gù, hoặc gù rước, tiếng thúc nghe tiếng cao tiếng thấp và nhanh hơn nhiều/Có chim có nước lợ, có chim không, càng nhiều lợ càng tốt.

    Dặm: Cục cù cu Cục cù, Cục cù cu Cục cù…/ Lèo, kèm mắt me/Tiếng gáy ở giai đoạn chim ngoài đã xung trận, chim thúc một tiếng hoặc vài tiếng thì gù kèm một tiếng/Con nào có nước gáy này nhiều thì rất hay, rất nhiều con mồi bắt chim ngoài ở nước này

    Gù: Cục cù, Cục cù…/ Grù/ Giai đoạn chim đấu đối mặt trực tiếp/ Chim gù càng nhiều càng tốt vì đây là nước chính để chim ngoài nhảy bẫy.

    Sa cầu: Chim nằm sát xuống lồng, gáy nhỏ, giật giật đôi cánh../ Sa cầu máy cánh/ Sau khi gù mà không thấy ép phê, nhiều con chuyển qua sa cầu/ Đây là nước dụ rất tốt, hay bắt được chim non hoặc giữ chim ngoài ở lại để tái đấu các nước khác.

    Gù rước: Phóng/ Nước gù được thực hiện ngay xen lẫn với thúc khi thấy tiếng bủa của chim ngoài

    Đấu: là sự tổng hợp một cách hợp lý các nước trên.

    Các nước Rao, thúc, gù rước được gọi là các nước đầu. Lợ dặm, gù, sa cầu là các nước cuối, ngoài ra còn có vấp, cà lăm…

    Giọng:

    Giọng thổ: Giọng nam trầm/ Có thổ rền, thổ sấm (vang, bầu)
    Giọng đồng: Giọng nam trung/ Có đồng trơn , đồng vang…
    Giọng kim: Giọng cao, the thé như giọng nữ/

    Thông thường ít có chim nào có giọng đơn, thường pha tạp giữa giọng này và giọng kia, chẳng hạn Thổ pha đồng, đồng pha thổ, thổ pha kim…Người nuôi thường thích giọng thổ hơn.

    Tập tính:

    Bền: sự dai dẳng của chim khi đấu/ Chim càng bền càng tốt.

    Chòi lồng: Đang đấu nửa chừng thì bỏ gáy, tìm cách trèo lồng ra để đấu với chim ngoài/ Tập tính này rất dỡ, làm chim ngoài sợ lồng, ít khi nhảy bẫy dù chim mồi đấu rất căng.

    Phá thóc: Khi ăn hay dùng mỏ móc thóc ra ngoài/ Tính này không ảnh hưởng mấy.

    Phá lồng: Chim ít đứng yên, hay lí lắc, thường tìm cách phá lồng ra ngoài/ Dể hư lông.

    Nổi: là chim mồi đang căng, đang sung sức/ càng nổi càng tốt

    Tuỳ theo địa phương và tuỳ theo ngưòi có thể có các thuật ngữ khác về chim gáy, trên đây chỉ là vài thuật ngữ đơn giản để các bạn ở các miền dễ hiểu nhau hơn khi nói về cu gáy.

    1- Về mầu lông:

    - Thường ban đầu quan sát mầu lông của cu gáy để chọn người ta kết hợp quan sát cả mầu lông mình chim và mầu lông phao chim. Mầu lông phao chim đã được bạn Lộc abc đề cập khá kỹ. Còn mầu lông mình chim người ta phân làm 03 loại:
    + Mã kẻ mực: Mầu lông xám tối, chim dở nhát giong không hay, không nên chọn
    + Mã phấn hồng: Lông có sắc phớt hồng như có phấn, chim mau nổi, giong thường được nên chơi.
    + Mã sậm tía: là mầu ở giữa 2 mầu trên, lông chim có sắc sẫm tía, chim nuôi lâu nổi nhưng đã nổi rất bền, chim gan, thường làm chim mồi bẫy, chim gáy bất kỳ lúc nào.

    2- Cách phân biệt chim đực- cái:

    - Chim đực:
    + Đầu nhỏ, tròn, lông đầu xanh.
    + Mỏ to, gồ.
    + Dáng đứng: khi đứng trên cầu đuôi hay cụp xuống (lưng gù, đuôi cụp).
    + Xương bụng phía dưới gần hậu môn chụm.
    + Khi gáy: Chim đực có khả năng đảo giọng.

    3- Mầu chân chim:

    - Thường người chơi cho rằng chim non là chân đỏ son. Điều này đúng nhưng không đủ, vì theo vùng có chim rất già nhưng chân vẫn đỏ son. Người chơi kỹ lại lấy tiêu chí chim già mà chân vẫn đỏ son để chọn.

    - Chim có móng trắng, được cho là chim hay.

    4- Hình dạng lông cách chim:

    - Có hai loại chính:
    + Loại hình tròn (quy me?): chim nuôi mau nổi, không bền chim
    +Loại hình nhọn đầu (quy tràng rên?): chim nuôi lâu nổi, những lại bền chim.

    5- Đặc điểm của chim theo vùng:

    - Thường người chơi (phía Bắc) chọn chim vùng: Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nam Ninh (cũ), Thạch Thất Hà Tây. Chim ở miền Trung thường có mép cánh trắng, không phải không có chim có giọng gáy hay nhưng thật xuất sắc thường rất hiếm và chim thường không đẹp,lại nhỏ con hơn chim các vùng phía Bắc.

    Trên đây chỉ là một vài ý kiến chủ quan của meetu, rất mong tiếp tục được các cao thủ chỉ giáo thêm.

    Đọc các bài viết của các bạn ngoài Bắc về "Thế nào là con cu gáy hay" thấy tuyệt quá, ngnghai muốn giới thiệu các bạn cái đánh giá tương tự được viết trong cuốn sách"nghệ thuật nuôi CHIM HÓT - CHIM CẢNH" của tác giả VIỆT CHƯƠNG được xuất bản năm 1993 ở miền Nam như sau:

    "... một chim Cu thuộc vào loại tốt nhất ... phải có những điểm đặc biệt sau:
    - Nhứt Huỳnh kiên: Tức là chim có cườm màu vàng. Cườm này phải xuống tận vai, nhưng không đóng ở trên lưng.Loại này hiếm khi gặp được.

    - Nhì Liên giáp: Tức là hình dáng của chim giống như một cái bắp chuối, hai đầu nhỏ, giữa phình ra, trông rắn chắc, gọn chặt.

    - Tam Quá khoé: Có cái chỉ màu đen chạy dưới khoé mắt, dài quá khoé mắt một chút mới tốt.

    - Tứ Chân khô: Có nghĩa là chân chim phải vuông cạnh, và khô. Vảy đóng hai hàng trơn, đóng chặt, nổi mốc lên.

    - Ngủ Liên hoàn: Cườm phải đóng giáp vòng hết cổ mới thật tốt. Thường thì chim chỉ có cườm đóng ở phần trên cổ mà thôi, phần ức không có cườm.

    - Lục Cườm rựng: tức là có cườm lót. Chim mà có cườm rựng là chim có gù hậu, tức là gáy dai dẳng.

    Ngoài ra, cũng còn có những chi tiết quan trọng sau đây cũng phải lưu ý tới:

    - Chim Cu mà đuôi vót, tức là ở bắp đuôi thì lớn, chót đuôi thì nhỏ lại, mới là con chim tốt và khôn.

    - Chim có gián cánh, tức là có lông trắng ở trên một cánh hay cả hai cánh. Đó là chim tốt nên chọn nuôi.

    - Chim có móng trắng gọi là bạch đề: chị cần có một móng trắng hay nhiều móng trắng, là chim quí hiếm.

    - Chim có mỏ đỏ, là chim sát thủ, tức là chim rất dữ, cọn làm mồi thì chỉ toàn gặp may.

    Ngoài ra, ta phải chọn chim có đầu nhỏ, có mỏ cong, có hình bầu, có cổ lãi(cổ cao), có chân thấp, đuôi nhọn, có cánh phủ mình hay cánh chéo, lông phủ đầu gối..."

    Còn về giọng gáy của chim Cu thì tác giả VIỆT CHƯƠNG viết:

    "...chim Cu có cả thảy 5 giọng là giọng Trơn, giọng Một, giọng Hai, giọng Ba, và giọng Cà lăm.

    - Giọng Trơn: Cúc cu cu ( mỗi lần gáy chỉ thốt ra ba tiếng đơn giản, cụt ngủn).
    - Giọng Một: Cúc cu cu...cu ( có thêm một tiếng cu hậu ở dằng sau, nghe hay hơn).
    - Giọng Hai: Cúc cu cu... cu cu ( có thêm hai tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn).
    - Giọng Ba: Cúc cu cu... cu cu cu ( có ba tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn nữa. Ở đâu mà có con cu rừng nào hót hay như thế này thì dù có xa xôi cách mấy, người gác Cu cũng mò đến bắt cho bằng được, vì đây là chim quí khó tìm).
    - Giọng Cà lăm: Con chim này gáy giọng khi thế này lúc lại thế khác, tiếng nọ xọ tiếng kia, nghe không ra làm sao cả...chỉ có đem thịt mà thôi.

    Nghe giọng chim Cu gáy xong, ta còn phải xem cái âm của nó hay dở ra sao nữa. Đây là một việc cực kỳ khó khăn mà chỉ những người lão luyện trong nghề mới phân tích được kỹ càng, dù là tai họ chỉ mới nghe phớt qua.Còn người mới vào nghề thì chắc chắn không tài nào hiểu nổi.

    Giọng chim Cu gáy có bốn loại âm chính: Âm thổ, âm đồng, âm son và âm kim.

    - Âm Thổ: Chim gáy có âm thổ thì giọng trầm. Loại chim này được đánh giá là loại chm khôn nhất. Trong âm thổ còn có bốn âm sau đây:

    1/Thổ đồng: âm trầm ngân vang như tiếng chiêng cồng.
    2/Thổ bầu: âm trầm mà ồm to lên.
    3/Thổ sấm: âm trầm mà rền như tiếng sấm.
    4/Thổ dế: âm trầm mà rỉ rả nỉ non như tiếng dế gáy.

    - Âm Đồng: Chim gáy có âm đồng thì tiếng ngân vang. Ân đồng cũng có nhiều loại như sau:

    1/Đồng pha thổ(âm ngân vang nhưng lại trầm trầm).
    2/Đồng pha son(âm càng lúc càng ngân vang)
    3/Đồng pha kim(âm càng lúc càng nhỏ, nhưng vẫn vang xa).

    -Âm Son: Chim gáy có âm son, có người gọi là âm chuông, vì giọng chim ngân vang như tiếng chuông rền, nghe có vẻ hùng tráng, oai vệ. Âm son cũng có nhiều loại như:
    1/Son pha đồng(âm to mà rền vang như tiếng sấm).
    2/Son pha kim âm khởi đầu rền vang như tiếng chuông ngân, nhưng sau cứ nhỏ dần...).

    - Âm Kim: Chim gáy có âm kim thì tiếng nhỏ và vang xa. Trong âm kim cũng có nhiều loại như:

    1/Kim pha son
    2/Kim pha thổ
    3/Kim pha đồng

    ...muốn phân tích một giọng chim Cu thật chính xác không phải là chuyện dễ dàng. Ai hiểu thấu đáo được điều này chắc chắn người đó sẽ gặp nhiều điều thú vị khi lắng tai nghe chim đang gáy.Đến đây, thì chắc chúng ta không còn ngạc nhiên nhiều khi biết tại sao người ta lại có thể say mê nuôi một con chim có bề ngoài không sắc sảo này đến thế!....Vì rằng, chọn được con chim mồi vừa ý, những đặc điểm ưu việt kể trên đâu phải là chuyện dễ. Đôi khi trăm con, hoặc ngàn con mới có một ! Chắc gì trong một đời người có thể chọn được cho mình một hoặc hai con mà nuôi? Do đó, giá trị con Cu mồi tốt nhất cũng độ nửa lượng vàng, nhưng người ta vì quá quí nó đến nổi có người dù nghèo, nhưng ai mua với giá nào cũng không bán, thề"sống nuôi chết chôn"; đôi khi họ còn dám đem thân mình bảo vệ cho chim."

  4. #14
    Ngày tham gia
    Aug 2016
    Bài viết
    0
    Ðề: Tổng hợp các bài viết hay về Cu gáy

    HUẤN LUYỆN MỒI CÂY THEO PHONG CÁCH HIỆN ĐẠI

    Đây là phương pháp huấn luyện một con mồi cây theo Nguyên ... đây là phương pháp tuyệt vời nhất mà Nguyên được biết... vì bạn chỉ tốn có một khoảng thời gian rất ngắn một tháng hoặc hai tháng là bạn có thể sở hữu trong tay một con mồi rồi ... nhưng nó vẫn còn tung bành bạch , lông thì rụng tơi tả ...ở nhà không gáy một tiếng .. thấy người lạ thì tung bay lông búa xua ... ai cũng cho là chim bổi ...có nhìn tướng cũng không dám đoán nó hay - dở ra sao ... vì lông cườm lông quy rụng gần hết .....vậy mà khi ra đồng lại gáy gù như điện ...thế có lạ không !

    Cách nầy hay đây nhưng Nguyên chưa thử nghiệm được vì không có đủ thời gian và sự kiên nhẫn để mà tập luyện ... nhưng nếu bạn là người nhàn rỗi hảy thử xem sao nhé !

    Người xưa có câu : Nhất lý - nhì lì .... chủ nhân của những chú chim tung bành bạch ... tâm sự với Nguyên rằng : tuy gặp em lần đầu nhưng anh cảm thấy rất mến em cho nên anh mới đem cái điều tâm huyết của mình kể cho em nghe ... lúc trước anh là người chơi chim chào mào ... anh lựa con nào , chọn con nào , bán cho ai sau nầy đều nổi tiếng cả ... sau này anh chuyển sang chơi chim cu vì thấy nó hay và đả hơn nên không còn nuôi chào mào nữa ... Lúc đầu vì không có tiền mua mồi nên anh xin một con bổi hay của ông bạn đi bẫy ở rừng đem về nuôi ... anh đã huấn luyện nó theo cái câu " nhất lý -nhì lì " không ngờ anh đã thành công ... sự thật đã mỉm cười với anh ... theo thâm tâm Nguyên nghĩ thì anh còn thành công hơn nữa vì anh có một trái tim nhân hậu ... cái tâm , cái đạo của một người đam mê tiếng cù cú cu cu ...cần phải có ...

    Tại sao anh lại huấn luyện nó theo phương pháp : Nhất lý -nhì lì ...

    thứ nhất là cái lý , cái đạo lý sống ở đời , cái lý mà không một ai dám phản bác , nó bất di bất dịch ... Nguyên ví dụ : một con mồi hay thì ai cũng công nhận nó hay ... vì nó gáy gù hay quá , nghe đã quá , bắt bổi nhanh quá ... đấu với con mồi nào hay con bổi nào nó cũng dành phần thắng ... đó là cái lý lẻ nói về một con chim hay ...
    thứ hai là lì : dù là con bổi mới bắt về rất hay ngoài rừng nhưng ta phải xem qua tướng tá mới chọn nuôi vì chỉ có tướng của con mồi sau này mới thành con mồi mà thôi ... người chủ huấn luyện phải thật lì và con bổi cũng thật lì ... nghe qua cũng buồn cười thật ... nhưng vẫn thành công ....và đây là các giai đoạn huấn luyện :
    Nguyên nói trước bạn phải thật sự là người nhàn rỗi và kiên nhẫn nghen !

    - Giai đoạn một : Ngày nào ta cũng mang cu bổi đi ra đồng hay đi rừng nhớ là đi bộ thôi nghen ... khi ta đi rẫy , đi ruộng ta đều mang nó theo , máng nó lên một cây nào đó sao cho nó nghe bổi gáy , thấy bổi bay qua , bay lại ....ta chỉ treo nó một chổ nhớ nghen ... ngày đầu ngày thứ hai nó sẽ gáy một hoặc hai tiếng nhưng nhỏ thôi ... khi nào ta nghe nó gáy lớn tiếng ... ta lập tức sang lụp ngay nó tung , nó giẫy , rụng lông kệ nó ....ta đem nó treo ngay cái cội của con bổi trận nhất , dữ nhất ( nên nhớ ta ngụy trang lá thật kỹ để con bổi trận không thể đá được con bổi của mình ...) ... ngày nào cũng vậy sáng đến trưa ta mang nó về , chiều ta đi tiếp cũng treo đúng một chổ .... khi nào nó dám đấu với con bổi , dám gù với con bổi trận ấy là nó đã nổi rồi ( ở đây nó chỉ dám gáy gù ở ngoài đồng thôi chứ mang về nhà thì im như thóc và còn tung nữa chứ ) ... khi nào mà nó bắt được con bổi ấy là coi như bạn đã thành công hơn một nữa rồi ... đây là chiêu lì đó nghen !

    - Giai đoạn hai : ta mang nó sang con bổi trận khác ,có giọng gáy khác cũng cho đấu liên tục ... đến khi nào bắt được con bổi đó thì mang sang con gáy giọng khác nữa , ta để ý xem nó có sợ giọng gáy nào hay không ? thường thì có con sợ giọng sấm đồng , có con sợ giọng sấm thổ ...sợ giọng nào ta cứ mang nó đấu với con gáy giọng đó ... nếu nó bể luôn coi như ta thất bại ... còn nếu nó hết sợ , bắt được con đó ...thì sau nầy nó sẽ trở thành một con mồi thiện chiến ...

    - Giai đoạn ba : huấn luyện đi xe và đi xa ( coi bài kỹ thuật huấn luyện mồi cây của Nguyên sẽ rõ ) ...

    Thuở đời nay con mồi mà gặp người lạ cứ tung bành bạch mới lạ chứ ... mặc dù đã bắt gần 40 con bổi mà vẫn chưa thay lông rừng .... khi Nguyên đến nhà thì cho nó là bổi đó bạn ... lầm một cái quá to .... chúc các bạn , những ai có lòng trì chí kiên tâm sẽ thành công như ông anh mà tình cờ Nguyên quen được ... thân chào ..

  5. #15
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Tổng hợp các bài viết hay về Cu gáy

    THẾ NÀO LÀ CON MỒI MAY BỔI ?

    Từ cổ chí kim các nghệ nhân nuôi chim cu cườm ai ai cũng muốn mình sở hữu được một con mồi may bổi ... đó cũng là chuyện thường tình trong nghề chơi ... nhưng đâu phải ai ai cũng toại nguyện .... chỉ có những người có duyên với nghề ... phải thật sự có duyên mới nhận được sự ưu đãi của tạo hóa ... Tại sao con mồi may bổi ấy nó không ở nhà bạn mà nó lại ở nhà tôi ! phải chăng là cái duyên , cái thời của tôi có ... cũng y như vận may trong đời con người vậy ..." phước bất trùng lai , họa vô đơn chí " .... Ta hãy thử ngẫm mà xem : có những nghệ nhân cao niên , những bậc trưởng bối trong nghề suốt một đời lặn lội đi tìm , lội suối , băng rừng , thậm chí nhiều đêm thức trắng chỉ mong sao một ngày nào đó ta sở hữu được một con mồi may bổi ... suốt một đời đi tìm vậy mà cũng vô vọng ... tạo hóa có bất công lắm không ? ... ngược lại có những đứa trẻ mới mon men vào nghề mà đã sở hữu được một con mồi may bổi rồi ... điều đó có bất công lắm không ? ... theo Nguyên thì không ... nghề chơi cu cườm không phân biệt lớn nhỏ , giàu hay nghèo , người giàu chưa hẳn sở hữu được mồi hay , người nghèo cũng không hẳn chỉ nuôi toàn mồi dở ... mà ở đây Nguyên muốn nói đến cái duyên nợ ở đời ... phải có duyên với nghề gác cu lắm mới sở hữu được con mồi may bổi phải không các bạn !

    Thế con mồi may bổi nó có hình dáng ra làm sao ?

    Như các bạn cũng đã biết : Ông cha ta cũng đã có câu thiệu :

    Nhất thời lông mũi mọc ra .... Nhì thời chéo cánh .... Thứ ba sa cườm ....
    Thế còn những con không lọt vào hàng tam phẩm trên thì sao ? chẳng lẻ đem nhậu hết hay sao ! ... không đâu ... không đâu ....

    Theo quan niệm của Nguyên thì chỉ cần nhìn một điểm là ta biết ngay con mồi ấy có may bổi hay không ... bắt bổi nhanh hay chậm ...nhưng các bậc trưởng bối lại cho rằng con mồi may bổi phải tập hợp nhiều điểm hay khác nhau như : đầu mỏ , mắt , lông quy, cườm , chân , đuôi , móng ngón vân vân và vân vân ...tổng hợp tất cả các điểm trên mới có được một con mồi may bổi .... còn các bạn thì sao ! ....
    Nguyên lại cho rằng :" Nhất tiếng - Nhì tướng "

    - Thứ nhất là tiếng gáy hay giọng gáy : Dù là Thổ hay Sấm , Son hay Đồng .... gáy giọng nào cũng được cả.... miển sao khi nó cất tiếng gáy lên là bổi bạch bạch đến ngay .... khi nó gáy những con bổi khác nghe rất tức và rất ghét ....thử hỏi con mồi kiểu đó ta có nên nuôi hay không ?

    - Thứ hai là cái tướng của nó : khi con bổi nhập vào tàn cây treo mồi hoặc khi xuống mồi đất .... nó sẽ gù ngay một hai đạc sau đó nó nhảy , chuyền cành gần đến nhánh thế hoặc nó đi bộ gần đến mồi đất bao giờ con bổi cũng dè chừng , khi giáp mặt với con mồi lúc nào nó cũng nhìn con mồi một lúc từ 5 đến 10 giây ( cái này ta để ý thấy ngay ) sau đó mới gù tiếp hay quyết định nhảy vô đá ...phải chăng thấy cái mặt mày là tao muốn đánh cho nó sưng bầm lên ....cái tướng thấy ghét !
    Rồi Nguyên lại cho rằng : Tiền bần - Hậu phú

    - Tiền bần là sao ? nghĩa là khi con bổi ở xa ... con mồi chiêu hoặc gáy nghe từ từ , rất chi là điềm tĩnh , ung dung và cũng rất khoan thai .... gáy không nhanh lắm , không chậm lắm .... ( điểm này thì bạn đem nó ra so sánh với mấy anh gáy giọng son thì sẽ rõ ) .... nhưng con mồi phải tráo trở hay đổi giọng lia lịa ....chiêu - thúc -gù ...

    - Hậu phú là sao ? nghĩa là khi con bổi bay về hay bói về .... thì con mồi may bổi bao giờ cũng có nước siết hay dồn , gù dồn , càng về khuya càng hay , càng lúc càng tăng tốc .... càng lúc gù càng nhiều .... cứ thấy con bổi chuẩn bị gù là nó chụp gù ngay .... kiểu gù như vậy bổi rất tức nhảy vào đá ngay .... nếu con mồi biết gù canh bổi thì càng tuyệt ...

    Theo Nguyên thì bấy nhiêu đó cũng đã đủ rồi .... nhưng các nghệ nhân cho rằng vẫn chưa đủ

    Những sai lầm khi nuôi gáy bổi

    Thứ nhất: Nhiều khi bẫy được chim bổi hay, nhưng chỉ vài ngày sau nó không thèm " ăn uống " rồi lăn đùng ra chết làm cho chủ nhân của nó tiếc " đứt ruột ". Nhiều người cho rằng đó là chim khôn nên sống theo tôn chỉ " freedom or die" ( tự do hay là chết ). Không phải vậy đâu. Đó chỉ qua sự non kém nghề nghiệp mới để chết như vậy.

    Chẳng qua con chim không biết ăn uống ở cóng nên chết do đói khát thôi. Nen khi bắt chim bổi, chiều về khi ngang qua suối nhớ nhúng bị chứa " bổi " sâu khoản 2 cm, thời gian 5 phút đề cho chim bổi tự uống nước, nếu chứa chim bằng bị nhỏ cá nhân, thì cho uống từng con một, bằng cách đưa cóc chứa đầy nước vào mỏ chim từng con một, chúng sẽ uống ngay, cẩn thận hơn nhét vào miệng chim vài hạt ngô cho chắc ăn. Khi về nhà chứa ngay con chim bổi "độc" ra riêng 1 lồng. Buổi sáng hôm sau, lấy lồng hạ thố, bỏ lúa, bắp (ngô) vào cóng thật đầy sau đó bỏ dưới đất vài hột lúa hay bắp ở gần cóng lúa, thấy chim ăn dưới đất , hết lúa dưới đất, chim thấy lúa trong cóng chúng sẽ tiếp tục ăn...nghĩa là đã thành công rồi đấy. Uống nước cũng vậy, cóng nước chứa đầy rồi dùng một tấm khăn sạch ướt nước, treo lên sao cho khi nước rơi xuống cóng từng giọt từng giọt một, lúc này con bổi sẽ thấy nước, và nó sẽ uống, nếu thấy nó uống nước trong cóng, thì con bổi sẽ không còn sợ chết vì " tự tử " nữa mà sẽ là con mồi hay trong tương lai.

    Thứ hai: Chim đi ngoài, Banchu tôi cam đoan rằng nếu con bổi có bị đi ngoài thật sự, bịnh này rất khó trị và con bổi ấy sẽ chết ngay trong vòng ít ngày. Chim rừng tỷ lệ có sán lải rất cao; nên nhiều người mới phục về, thấy phân loãn, thường nghĩ rằng chim bị đi ngoài, nên dùng nhiều loại thuốc đông tây để " điều trị" , nhưng không thiên giảm... sán lãi không giết chết chim, nhưng dùng sai thuốc có thể hại chim một cách vô tình và lâu dài. Khi chim có lải thông thương phao của nó lúc nào cũng " ướt " . Nếu vậy thì dùng thuốc xổ sán lải cho gia cầm, trị đúng liều lượng ... thì chúng sẽ hết sán lải trong vòng một tuần. Còn việc sai lầm khác nữa là chim nhẩy đêm cũng có hiện tượng đi ngoài, phân xanh. Nếu đúng vậy thì nên tìm cách " che chắn" cho chim khỏi nhảy đêm, được vậy phân sẽ không còn loãng, theo kinh nghiệm, khi chi hết nhảy đêm, thì chim sẽ " nổi " căng và chuẩn bị ra mồi rồi đấy; Bởi thế chim có hiện tượng đi ngoài thì nên theo dõi thật kỷ mà trị cho đúng bịnh. Nhiều người có kinh nghiệm chuyên sâu về con chim gáy, có thể nhìn con chim gáy rồi nhìn phân, có thể đoán được khi nào con chim ấy có thể ra mồi là vậy. Ví dụ: thấy chim bổi có bộ lông mướt, mắt hơi đỏ, phân to, không lỏng thì con chim ấy có thể ra mồi từ 3 đến 6 tháng sau.... đây là bí quyết để đi " mua " chim bổi

    Thứ ba: Chuyện đấu chim, khi chim bổi có chiều hướng "sung". nhiều người nghĩ rằng dùng mồi thục đấu với bổi sẽ làm bổi " căng " hơn. Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng. Chim bổi khi đang sung lên, là nó đang trong thời kỳ chuẫn bị tranh giành lãnh địa, nên nó chỉ gáy hơi nhiều và hơi căng thôi, chứ chưa nổi lắm, đấu chim, nó vẫn đấu dữ dội, nhưng khi hết đấu nó sẽ bị xuống theo thời gian, nhất là gặp những anh mồi già mồm thì bổi sẽ nằm liệt luôn, có xung lửa lại thì nó cũng dễ thành mồi lúc nắng lúc mưa sau này. Tệ hại hơn có nhiều bác cho nó đấu gù mới chết chứ... có khi gù đến tắc tiếng luôn .... muốn kích chim cho xung lửa hơn, nên để chim mồi thật xa, ít nhất là 100 m , cho đấu vài tiếng đồng hồ rồi đừng cho đấu nữa, làm như vậy chim rất dễ xung hơn. Còn khi nào nó xuống cầu, thúc gù với đôi cánh nhịp nhịp cả ngày.... lúc này có đập chết cũng không hư... nói thì nói như vậy thôi .... tốt nhất là đấu những con mồi cở trung bình thôi. Bởi nếu gặp mồi hay quá ( nhất là mồi già gù ) dễ bị knock out thì tiếc lắm, dù gì nó cũng là con bổi thôi mà. Nếu có đấu thì nên đấu theo hình bật thang; hôm nay đấu con mồi tệ nhất, ít ngày sau đầu con mồi hay hơn ty.... cứ như vậy mà tăng lên. Nhưng nên nhớ đừng bao giờ đấu gần, và nhất là đừng cho gặp mặt gù quá lâu ... dễ bễ chim

    Thứ tư: Sự tham lam quá độ có thể làm hư một con mồi tương lai. Con chim mồi mới. Tiếng gáy, còn " run run " nên rất sát bổi, nhiều khi gọi và bắt bổi nhiều hơn chim thuộc. Nên chủ nhân của nó hứng chí lắm nên quên rằng em nó là chim mồi tập nên cứ gặp, nghe chim rừng gáy....bẫy, đấu, bắt thoải mái... hậu quả đi vài chuyến là chim mồi " bẹp " luôn. Khi con mồi tơ mới đi tập, đừng nên bắt nhiều, khi gặp con bổi già rừng thì đừng bao giờ cho đấu lâu, chỉ vài chục phút nên xách lồng bẩy nơi khác. Nếu gặp những con già lồng đấu ít thôi, để vài ngày tới cho đấu lâu hơn. Khi mồi cứng rồi cho đấu thoải mái.

    Tóm lại: Nếu những ngày đầu đi bẫy nên tìm những con chim bổi thường, bắt 1 hay 2 con bổi dễ bắt. nếu gặp những con bổi già lồng hay già rừng thì nên để dành đó khi nào con mồi "cứng" sẽ quay lại tính sổ với chúng. Đừng nên bắt quá nhiều chim bổi trong một chuyến, vì làm thế con mồi sẻ bị " rớt " trong thời gian ngắn.... vì ngán.....

    Thứ năm: tập thói quen cho chim; như tập gù sào, chơi một buổi, cho chim nghĩ trưa... đó là điều rất tệ hại cho chim mồi sau này. Khi chúng đã quen cách chơi như vậy thì sẽ rất khó trị. Khi tập chim bổi nên phải kiên nhẫn, trên mọi địa hình, Cây cao, cây rậm... làm láng hết. Nhưng tốt nhất là tập ở rừng già trước. Khi thuộc ở rừng già rồi thì bẫy bất cứ lúc nào, bất cứ địa hình nào... vì chim chơi tốt ở rừng già sẽ chơi tốt hơn ở rừng thấp, láng ... còn ngược lại thì chưa chắc được như ý. Khi treo bẫy chim mồi tập, cội đầu tiên phải chờ cho nó gáy mới chuyển cội, dù phải chờ lâu, nếu không nó sẽ dễ bị " sượng " và lười sau này. Khi đi tập thì phải đi suốt ngày, kể cả buổi trưa nắng nóng, nếu không chim dễ có thói quen, gáy một buổi,sáng gáy, trưa nghĩ , chiều nghỉ luôn thì phiền...

    Chú ý khi tập chim mồi, đừng bao giờ đi quá xa nơi bẫy chim, vì chỉ cần sơ ý tý...gặp chồn, cắt, kiến, bìm bịp... thì .... coi như công cóc.

    Để có một con cu gáy hay, người chọn cần nhớ:

    “Đầu nhỏ, mỏ đinh.
    Cườm nhặt, dóng quanh.
    Mình thon bắp chuối.
    Lông xoay con cúi.
    Chân ngắn đỏ sần.
    Tiếng hót hồ âm.
    Gáy hoài không mệt”.

    - Đối với con bổi đã lớn ta phân biệt bằng cách kiểm tra ghim đích ...con nào ghim đích hẹp đa phần là con chim trống nhưng chỉ đúng với loại chim đã qua hai ba mùa sinh sản , còn đối với chim tơ mới lớn con mái chưa đẻ thì rờ ghim đích vô tác dụng ... không tài nào ta phân biệt được ...đâu là con trống, đâu là con mái ... ta phải thử thêm một cách nữa : nhổ cọng lông đuôi xem xét kỹ phần chân lông nếu có màu đen , đục là con trống ...còn màu trắng ,nhạt là con mái .( chắc ăn nhổ luôn cọng lông cánh ).

    - Đối với chim con ta không phân biệt được bằng cách ấy nhưng con chim trống thường đứng với tư thế cao đầu hơn , hiên ngang hơn con mái và một điểm nữa con chim trống là con chim lớn . Ta chỉ cần biết bắt con lớn về nuôi là được ...

  6. #16
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0
    Ðề: Tổng hợp các bài viết hay về Cu gáy

    ẨN TƯỚNG CỦA CHIM CU

    Hôm nay Nguyên sẽ trình bày về những tướng lạ hay còn gọi là ẩn tướng của chim cu ... để giúp cho những anh em mới làm quen với chim cu hay nói đúng hơn là mới tập nuôi chim cu có cái nhìn sâu sắc hơn về loài chim dân dã , mộc mạc này ... Đúng vậy một khi ta hiểu biết tường tận về cái hay , cái đẹp của chim cu thì chúng ta sẽ yêu quý chúng hơn phải không các bạn .

    Thông thường khi ta đi đâu đó ... chúng ta vẫn thấy , vẫn gặp những con chim có ẩn tướng ... mà ta không biết đã bỏ qua ... có người nuôi trong nhà thấy xấu loại đi sau này khi biết thì đã muộn ... thật là đáng tiếc phải không các bạn ? .

    1. Ẩn về giọng gáy :

    Giọng gáy của chim cu thường na ná nhau về vần điệu ... chỉ khác nhau về âm ( thổ - kim - đồng - sấm ) ... nên khi ta muốn phân định được ta phải thật tập trung lắng nghe thật kỹ thì ta vẫn thấy có sự khác biệt dù chỉ là điểm nhỏ thôi ... Theo như Nguyên chim nghiệm thì những con chim ẩn về tiếng gáy đều ở dạng khá hay ( dù cho tướng mạo có xấu xí ) .

    - Cục -cục - cù , cục - cục - cù .... gáy rất nhanh .... Nguyên tạm dịch là " chụp - chụp - ô , chụp chụp ô " ... loại này đa phần rất hay .

    - Cục - cú - cu - cu ... âm thứ hai " cú " cao vút , âm thứ ba và thứ tư thường ... Nguyên tạm dịch là " Tu quét ki ô " ... loại này con nào cũng xuất sắc ... và rất dà rừng ... không sợ gì cả ...

    - Cục - cu - cú .... hai âm đầu thường , trung bình nhưng âm thứ ba thì cao vút ... cái này Nguyên không giải mã được .

    - Gáy hai giọng : lúc đầu thì gáy rất to ...nhưng khi bổi nhập tàn thì lại gáy nhỏ giọng ... dụ ... có người lại cho là chim gáy " tiếng trống và tiếng mái " .... nhưng nghe thì không đã đúng không các bạn .

    2. Ẩn về giọng gù :

    Chỉ có gù cà lăm là số 1 ... khi nó gù ta nghe như nấc nghẹn , nghẹn ngào cù , cù , cù ... cụ ... cái giọng gù này làm cho bổi tức hay nghe lạ đến chọc ... vây quanh rất đông .

    3. Ẩn về cái cổ khi gù :

    Như các bạn cũng đã biết chim cu gù có các kiểu như sau :

    - Gù cao đầu ... dở cái đầu thật cao bửa xuống ... phát nào ra phát đó .
    - Gù thấp đầu hay gù gật gật .... cái đầu nhúc nhích vừa phải .
    - Gù nghiên đầu ... khi nhìn nó cà lĩa , cà lĩa ...
    Còn đây là những ẩn tướng khi gù :
    - Gù thẳng đầu ... cái cổ thẳng đơ , suông được mà vẫn gù được .
    -Gù dấu cổ .... khi nó gù cứ rút cái đầu , dấu dưới bụng , càng gù càng thò đầu sâu vào trong , co vào dưới lườn ... mai bổi vô địch .
    - Khi gù dở cánh , khi gù xòe đuôi ... hay dở tùy con .

    4. Ẩn về màu sắc :

    Thông thường thì màu sắc của chim cu hơi na ná nhau , có con có bộ lông hơi sậm một tí , có con sáng hơn một tí ( nhiều nghệ nhân lớn tuổi lại cho rằng những con có màu sắc hơi sậm thì nuôi lâu nổi hơn và nó cũng thường bị bệnh đau mắt hơn ... sau một thời gian dài chiêm nghiệm thì điều này không đúng ... chúng đau mắt là do chúng ta vệ sinh lồng , cóng nước không sạch sẽ chứ không liên quan gì đến màu sắc lông sậm của nó ) ... cũng tùy vào thổ nhưỡng của từng vùng mà chim có màu sắc lông và thân mình khác nhau ... cả ba miền Bắc - Trung - Nam đều khác nhau ... bên cạnh đó lại xuất hiện những con chim có màu sắc lông khác xa với đồng loại ... cái này có lẽ do đột biến nhiễm sắc thể ... có lẽ do tạo hóa ban tặng những hình tượng vô cùng quý và hiếm như anh em trên diễn đàn gọi đó là " hàng độc "...

    - Chim có bộ lông trắng phau hay hơi trắng một tí : những con chim được gọi là " Bạch tạng " này đa phần có mỏ và móng màu hơi đỏ ... ai cũng cho rằng loại này là chim dữ ... Nguyên không biết nó dữ cỡ nào nhưng đa phần khó bắt bổi , chỉ bắt được những con bổi thật dữ ... chứ bổi thường thì không dám lại gần ... có lẽ do bộ lông " độc nhất vô nhị " của nó làm cho bổi mất hồn bay mất .

    - Chim có màu lông gần như đen : loại này sống trong rừng sâu , rất nhác ... lúc trước cũng có người bắt được đem về nuôi 7 năm không nổi sau đó nó bị chết khác ... thật uổng .

    - Chim có bộ lông hơi đỏ nhìn từ xa trông đỏ chót ... loại chim này thường có ở Campuchia .

    - Chim xám , chim bông ... hay dở tùy con .

    Còn đây là những ẩn tướng của lông :

    - Ẩn lông trắng nơi vùng đầu : loại này đa phần hay , gáy đủ bài bản , đổi giọng liên tục ...

    - Ẩn lông trắng nơi cánh hay gọi là dán cánh ... những con chim dán cánh thường có nước gù dai dẳng ( gù hậu tốt ) , càng về khuya càng gù dữ ... loại này thường làm bể mồi . Nhưng các bạn nên để ý con có lông trắng dấu hay ẩn vào trong thì hay hơn những con có lông trắng lộ toàn diện .

    - Ẩn lông trắng nơi đuôi và trên mình thì thường ....

    - Ẩn những chấm lông đen tròn nhỏ như những nốt ruồi đen nơi phao ... có người gọi đó là bông đích ... cái này Nguyên đã nhìn thấy nhưng vì nó là con chim mái nên không xác định được hay , dở ra sao .

    DỊ ĐIỂU ...

    Chim cu thì đâu đâu cũng có từ Bắc chí Nam , mỗi vùng đều có con hay con dở , ngoại hình cũng vậy , có loại to con có loại nhỏ con ... Hôm nay Nguyên sẽ trình bày cho các bạn về ẩn tướng nơi thân mình của chim cu .

    1. Chim có thân mình dài : là loại chim mà đa phần ai ai cũng thích nên trong dân gian thường gọi là chim mình bắp chuối ... loại này đa phần rất bền bĩ nhưng khi quan sát ta cần xem xét kỹ hơn ...các vấn đề khác , không nên nhìn một điểm mà đánh giá sự hay dở của một con mồi ... Nguyên ví dụ :" Đầu vuông - mình chuối - đuôi lao ."... đây lại là câu thiệu mà chỉ có những người tâm huyết mới được trao truyền ... cho nên nếu chỉ có mình bắp chuối vẫn chưa đủ .

    - Mình dài + đuôi lao ...... ưu tiên 1 .
    - Mình dài + đuôi thường .... hay dở tùy con .
    - Mình dài + đuôi xòe ..... loại ... được cho là thất cách .

    2. Chim có thân mình ngắn : đa phần loại chim mình ngắn đều rất nhỏ con có vùng gọi đó là giống chim sẻ . Tuy nhỏ con nhưng cũng có những con rất hay ... nếu nói về sự bền bĩ khi đi rừng thì nó không chịu nổi những con có thân mình dài và lớn con .
    - Mình ngắn + đuôi lao ... loại này cũng được chọn làm ưu tiên hàng đầu .
    - Mình ngắn + đuôi thường ... hay dở tùy con .
    - Mình ngắn + đuôi xòe ... loại ... nuôi tốn lúa .

    3. Chim có thân mình vuông : loại chim có thân mình này thường rất bệ vệ như võ tướng mặc giáp sắt vậy ... nhưng loại chim có thân mình vuông này hơi khó tìm .
    - Mình vuông + đuôi lao .... số 1 .
    - Mình vuông + đuôi thường ... khá .
    - Mình vuông + đuôi xòe ... loại .

    Tóm lại : khi chọn chim nuôi thì con nào nuôi cũng được , cũng gáy cũng gù ... nhưng để có một con chim hay , nổi tiếng , vang danh một vùng ... nào là bền bĩ , nào là tinh khôn , có biệt tài dụ bổi ... thì nhất định chú chim đó phải có cấp mình dài và bộ đuôi lao .

    Đặc điểm của những con mồi có bộ đuôi lao hay vót lại là : Rất điềm tĩnh - không háo thắng - không lội -không tung ra cắn bổi - chỉ xoay xoay trên cầu mà gáy mà gù ... đây là nét đáng yêu của nó làm cho những nghệ nhân chơi chim gáy thèm mê mết ...

    Ngược lại chim có bộ đuôi xòe thì chục con như một ... hay thì có hay nhưng khi bổi về gần thì cứ lao ra cắn mổ .... nên nó rất khó bắt bổi ... những người chơi chuyên nghiệp không bao giờ chọn nuôi loại này ... chỉ tốn lúa mà thôi .

    Vậy thì ẩn tướng nó nằm ở đâu ?

    Như các bạn cũng đã biết con người có dị tướng thì được gọi là dị nhân ... còn con chim có dị tướng thì cho là dị điểu ... và đây là những chú chim dị điểu mà Nguyên được biết .

    1. Chim có thân mình dài thược ... nghĩa là nó dài hơn những con chim bình thường từ 10 cm trở lên ... loại này không cần xem quy cườm ... thường rất nhác , khó thành mồi nhưng khi thành mồi thì nó bắt bổi nhanh và nhiều không tả ... khó có con nào bì kịp ... nhưng lại có một nghịch lý là sau thời gian sung mãn thì nó xuống dần ... không còn bắt bổi nhiều như xưa nữa .

    2. Chim có thân mình tròn vo y như ta lấy hai cái dĩa ụp lại ... có người gọi đó là mình quy ... loại này nuôi lâu nổi vô cùng ... nhưng khi thành mồi thì khó có con mồi nào theo kịp nó về trình độ bắt bổi ....

    ĐÔI CHÂN CHIM CU NÓI LÊN ĐIỀU GÌ .

    Chân chim cu đa phần đều rất giống nhau về hình thức bên ngoài , con nào cũng có 3 ngón trước và 1 ngón sau ... tuy vậy nhưng khi ta đi sâu vào từng khía cạnh thì lại có sự khác biệt dù đó chỉ là một điểm nhỏ mà thôi ... đối với một số nghệ nhân chuyên lựa chim mồi bằng đôi chân " lấy chân làm gốc " thì những điểm tưởng chừng như vô cùng nhỏ đó ... lại là chuyện vô cùng lớn ...

    Hôm nay cũng hơi rảnh một tí Nguyên xin phân tích sơ lược về đôi chân ấy nhé ! Những màu sắc của những loại chân đó nói lên điều gì ... chúng ta hãy cùng nhau chiêm nghiệm nhé :

    Thông thường chân chim cu có 3 loại : Chân khô - chân ước hay còn gọi là chân sáp - và chân thường không khô cũng không ướt .

    - Đối với loại chim có đôi chân khô mặc dù chim vẫn còn tơ nhưng đôi chân lúc nào cũng nổi lên một màu phấn trắng ( hơi trắng ) nhưng khi về già thì nổi vẫy lên như sừng khi ta mới nhìn vào trông nó " gai góc lạ lùng " đa phần những con chim có màu chân khô này đều hay cả nhưng hơi chứng một tí khi mới tập lên mồi ... một khi đã làu thì chơi như ý .

    - Chân ướt hay còn gọi là chân sáp : khi ta nhìn vào trông nó láng bóng như được phủ lên một lớp dầu bóng trông rất đẹp mắt ... đối với loại chân này nếu nhỏ thì thường nhưng chân to thì đa số đều hay và rất bền .

    - Chân bình thường : tài nghệ cũng tầm thường .

    Bên cạnh đó thì màu sắc của chân chim cũng nói lên rất nhiều điều một con chim tơ sẽ có màu chân ra sao ? còn con chim già thì thế nào nhỉ !

    - Màu đỏ tím + chân mềm mại ( dùng tay bóp vào có cảm giác non trẻ ) loại này là chim tơ thường có tuổi đời từ 1 đến 3 tuổi .

    - Màu đỏ + chân không mềm không cứng ... loại này có độ tuổi từ 4 đến 7 tuổi .

    - Màu đỏ pha tím bầm + chân cứng ... loại này từ 8 đến 12 tuổi .

    - Màu đỏ tím bầm + chân khô khốc + nổi sừng ... loại này có tuổi đời từ 13 đến 17 tuổi

    - Màu đỏ gạch ( như màu của con tôm luột ) loại này quá già ...

    VẪY CHÂN CHIM CU

    Cũng tùy vào từng vùng từng miền mà các nghệ nhân nuôi chim cu có cách nghĩ và cách chọn lựa chim hay về nuôi ... không ai giống ai ... có một số nghệ nhân khi chọn chim gáy về nuôi chỉ nhìn vào đôi chân , màu sắc chân , vẫy chân , móng chân ... Nguyên thiết nghĩ " đây cũng là một môn nghệ thuật chọn lựa vô cùng độc đáo và có sự chính xác cao ... " . Lại có người chọn nuôi mồi qua giọng gáy , nghe giọng gáy biết con mồi đó bắt bao nhiêu bổi ... đây quả là cao siêu ... cái này thì Nguyên bó tay ... vì anh này là người Campuchia ....

    Sau khi tìm hiểu và chiêm nghiệm thực tiễn Nguyên nghiệm ra một điều rằng tất cả các vấn đề đều có mối tương quan với nhau " Có cái này ắc sẽ có cái kia " .
    Nguyên ví dụ : Một con mồi được cho là gù nhiều thì nó phải có các đặc điểm sau đây :

    1. Khổ cườm phải to bản vuông rộng hay sa cườm .

    2. Các hạt cườm phải đóng khít , đóng dầy , hạt cườm phải vuông ...

    - Cườm đen nhiều ... đối với loại chim có bộ cườm đen .
    - Cườm vàng đóng cao và sa xuống vai ... đối với loại chim có cườm trắng nhiều .
    - Chỉ có một dường cườm vàng lót chân ... đối với loại cườm trắng vuông to hạt .

    3. Lông quy phải đóng thật dầy ... quy 4 tần hay phủ bì .
    Sau khi quan sát cả 3 vấn đề trên bạn mới có thể đánh giá được con mồi đó gù nhiều hay ít .

    Nhưng khi ta xem chân thì sao ?

    1. Màu sắc của chân ... chọn con có màu chân hơi khô hay nói đúng hơn là lúc nào cũng mang một lớp phấn trắng phủ bên ngoài ...

    2. Vẫy chân : vẫy phải ngắn - đóng khít ... càng nhiều vẫy cáng tốt ...

    3.Hình dáng của vẫy thì chọn : " Nhất giao long - nhì xoăn ốc - tam vẫy chẻ " .

    Thật ra thì hai cách nhìn nhận trên đều đúng cả ... tùy vào từng người chơi mà có cách lựa chọn cho riêng mình . Nhưng các bạn nên nhớ rằng một chú mồi hay thì phải hội tụ nhiều điểm tốt cộng lại chứ chỉ tốt một hai điểm mà cho con đó là hay ... thì phải xem lại .

    Nguyên ví dụ : Một con mồi hay thì phải là con mồi biết bắt bổi , phải biết nó may bổi cỡ nào .... sau đó mới đánh giá :

    1. Mỏ .... tốt .
    2. Mũi ... tốt .
    3. Mắt ... tốt .
    4. Màu mắt ... tốt .
    5. Chỉ dàm ... tốt .
    6. Đầu ... tốt .
    7. Bộ cườm ... tốt .
    8. Ức hay ngực ... tốt .
    9. Thân mình ... tốt .
    10. Lông quy ... tốt .
    11. Bộ đuôi ... tốt .
    12. Phao ... tốt .
    13. Chân ... tốt .
    14. Móng ... tốt .
    15. Lông mình ...tốt .
    16. Các ẩn tướng kèm theo .

    Nếu mà tìm được con mồi có nhiều điểm tốt ... thì quá hoàn mỹ ... nhưng Nguyên e rằng hơi khó ... nhưng nếu bạn là người có duyên trong nghề ắc hẳn sẽ tìm được ...
    Theo quan niệm của Nguyên thì khi chọn mồi ta nên châm chế - bù qua cấn lại ... xem xem nó nằm ở khoảng 8 đến 10 điểm là quá tốt rồi .

  7. #17
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    0
    Ðề: Tổng hợp các bài viết hay về Cu gáy

    NHẤT THỔ - NHÌ KIM - TAM ĐỒNG - TỨ SẤM .

    Những nghệ nhân ngày xưa vẫn nói với nhau rằng " Nhất thổ - nhì kim - tam đồng - tứ sấm " đây cũng là câu thiệu và nó còn là kim chỉ nam dẫn đường chỉ lối cho những nghệ nhân chọn lựa giọng gáy của chim cu .... và cũng lấy đó làm căn cứ để huấn luyện mồi sau này .

    Nhưng đối với thế hệ chúng ta bây giờ thì câu thiệu ấy cũng đã có sự đảo lộn trật tự ... tuy không nhiều ... phải chẳng theo dòng thời gian vạn vật đều đổi thay ...

    Các cụ vẫn nói với nhau rằng tao không biết mồi hay dở ra sao hể chịu gáy gù là tao mang đi một lác thì cũng có 5 đến 7 con bổi đem về ... chứ bây giờ mà đi quanh xóm , quanh làng kiểu đó chắc là về tay không ... nên ai muốn bắt 5 -7 con thì chịu khó đi rừng thật xa , những vùng bổi chưa trận ... cho nên theo ngày tháng con cu bổi nó cũng khôn dần lên ... trong tất cả các loài chim mà Nguyên biết thì không có loài chim nào tinh khôn như loài chim cu cườm này cả ... các bạn hãy điểm danh nhé !

    - Chích chòe than .... lúc trước thấy nhan nhãn , quanh xóm quanh làng ... cứ sáng sáng , chiều chiều lúc nào cũng nghe chim hót vậy mà giờ đây ..... chỉ nghe chúng hót ở trong lồng mà thôi .

    - Chích chòe lửa ... hiện giờ chỉ còn trong rừng sâu chứ rừng chồi thì cũng đã hết sạch .

    - Khướu ....không còn nghe tiếng hót mỗi khi ta đi đến bìa rừng ...

    - Đa đa ... mất dạng ... không còn nghe ta tà tả tà tà ...
    - Chào mào đích đỏ lúc trước đậu bầy bầy ... mà giờ đây .... cũng mai một thưa dần ...
    - Sáo .... cũng thưa dần ..
    - Bồ cắt thì dạo này nhiều nghen ... sao không ai bắt hết vậy .

    Chỉ có loài chim cu đất là còn nhan nhãn ... vì chúng trận quá không bẫy được ... lúc trước Nguyên cũng sợ mấy ông giật lưới bắt hết nhưng ... có người sống bằng nghề giật lưới ba đời ( từ thời ông nội đến đời cháu ) mà vẫn không hết bổi ... nó bể lưới , bể mồi , bể lụp , bể dò ....

    Quay về chủ đề chính nhé ! Tùy vào từng địa phương mà có cách gọi khác nhau ... rồi có các cách xếp hạng cũng khác nhau .... chẳng hạn ở miền Bắc thì anh em rất ưa chuộng con thổ đồng , còn ở miền Trung thì chọn con sấm thổ và miền Nam cũng chọn con sấm thổ .... Ngoài sự tinh khôn , bền bĩ , mưu lược thì con chim gáy giọng thổ là con chim lì nhất , đá lộn dữ nhất ... Cho nên thổ vẫn ưu tiên hàng đầu .
    Kế đến là con sấm đồng ...loại này gáy vang vang ... nghe đã nhưng nó chơi không đã bền bằng con thổ ...

    Tiếp nữa là con sấm và sau cùng là con son hay kim .... cái anh son hay kim thường rất hay vào buổi sáng và buổi chiều chứ trưa là xếp cánh nằm chơi ....

    Cho nên những nghệ nhân đi rừng chuyên nghiệp đi một tuần thì bao giờ họ cũng mang theo 3 đến 4 con mồi : con thì gáy giọng thổ , con thì giọng đồng , con thì sấm , con thì kim .... ba con sấm , đồng , kim hay son thi nhau thay đổi luân phiên ... chứ anh thổ là chủ lực ... đấu suốt .... qua đó ta mới thấy được cái chổ bền bĩ của con mồi thổ .

  8. #18
    Ngày tham gia
    Jun 2017
    Bài viết
    0
    Ðề: Tổng hợp các bài viết hay về Cu gáy

    NGỦ HÀNH SINH KHẮC

    Thú thật với các bạn lúc trước Nguyên cũng đã nghiên cứu đến sự " sung - khắc " của giọng gáy chim cu ... nhưng công trình ấy theo thời gian không có một đáp số nào hợp lý cả ... nên đôi khi Nguyên tự nhủ hay là mình chưa đủ trình độ để chiêm nghiệm điều đó ... chắc là vậy ... nên cũng đã nhiều lần Nguyên tầm thầy học " đạo " ... nếu ta hiểu được vạn vật biến hóa , hiểu được quy luật của đất trời ... càn khôn vạn vật biến đổi ra sao thì cái chuyện " sung khắc kia " đâu là gì ... nhưng Nguyên vẫn chưa tìm được minh sư ... đó mới là chuyện đáng nói đúng không các bạn ...

    Vẫn biết rằng vũ trụ này vốn rất bao la và muôn trùng biến hóa ... vạn vật cũng thay đổi theo thời gian ... nên giọng gáy của chim cu cũng biến đổi dần .... từ bốn giọng cơ bản " Thổ - kim - đồng - sấm " theo thời gian những giọng gáy cơ bản ấy đã biến ra .... ôi ! quá trời .... để xem xem :

    - Anh gáy giọng thổ : thì có thổ rặc , thổ đồng , thổ bọng , thổ lùm , thổ dế , thổ sấm ( sấm thổ ) ... chỉ một giọng thổ mà đã sinh ra quá trời giọng như vậy ... thế thì anh gáy giọng đồng , giọng sấm , giọng kim ... khi biến hóa cũng đâu có thua kém gì ...

    Còn nói về ngũ hành : gồm có " Kim - mộc - thủy -hỏa - thổ "

    - Tương sanh thì như sau : Thủy sanh mộc , mộc sanh hỏa , hỏa sanh thổ , thổ sanh kim , kim sanh thủy ... cái vòng tròn ấy cứ luân chuyển trong ngũ hành .

    - Tương khắc thì như sau : Thổ khắc thủy , thủy khắc hỏa , hỏa khắc kim , kim khắc mộc , mộc khắc thổ ... cũng luân chuyển không ngừng theo thời gian ...
    Nếu ta đem con chim gáy giọng thổ vào thổ
    Đem con gáy giọng kim vào kim
    Đem con gáy giọng sấm vào hỏa .
    Đem con gáy giọng đồng vào thủy ( e không hợp lý ... nếu đem con giọng đồng vào mộc thì cũng không được ) . Đường nào cũng dư một cung , không hợp lệ ... nên ... bỏ cuộc ....

    - Nếu ta đem bốn giọng gáy trên đưa vào tứ đại chủng : thổ - thủy - hỏa - phong ... thì nghe êm hơn một tí .

    Anh gáy giọng thổ cho vào thổ ( hợp lý )
    Anh gáy giọng sấm cho vào hỏa ( hợp lý )
    Anh gáy giọng đồng cho vào phong hay thủy đây ... cái này phân vân quá ...
    Anh gáy giọng kim thì cho vào thủy hay phong ... cũng đang phân vân ...

    ... Rồi những anh đồng pha , thổ pha , sấm pha , kim pha .... ta bỏ vào đâu ... bó tay ...

  9. #19
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Tổng hợp các bài viết hay về Cu gáy

    NIỀM ĐAM MÊ

    Đúng vậy ... không kể bạn là ai _ bạn đang làm công việc gì ... nếu bạn thử , tập nuôi chim cu cườm ... thử đi bẫy vài chuyến cùng bạn bè .... bảo đảm không sớm thì muộn bạn sẽ bị ba tiếng " cù cú cu " kia cuốn hút cho mà coi , nó sẽ làm cho bạn mê mẫn ... mà một khi đã sa chân vào thì khó mà bỏ được .

    Có những cụ đã ngoài 80 tuổi , biết nuôi chim cu từ lúc mới 12 - 13 tuổi đến giờ ... trong cuộc đời đã xảy ra biết bao nhiêu chuyện thăng trầm ... nào là chiến tranh , ly loạn , đã bao lần mồi hay chết mà vẫn không sao bỏ được cứ " thua keo này là ta gầy keo khác " .... đến nổi bà xã ở nhà cũng bó tay luôn ... có nhiều bà đòi ly dị , bắt chọn lựa một là tôi , hai là cu ... ông chọn cái nào thì phải nói cho ra lẻ ... rồi cũng có nhiều bà xã nói xéo nói xiên ... " Này cái ông kia ông mê chim cu quá ... ông cứ ôm cái con cu của ông mà sống nghen ... rồi ông kêu cái con cu của ông nó nấu cơm , giặc đồ cho ông nghen ... tối đến thì ông ôm cái con cu của ông mà ngủ mà ngủ nghen ... đừng có mò sang đây ... " , bị cấm , bị trêu , bị la ... mà vẫn không sao bỏ được ... khi còn sức thì ta đi rừng ... lúc về già thì nằm võng nghe nó gáy ... có hữu tình hay không .! .

    Lại có nhiều người nuôi rất nhiều mồi nhưng do thiếu kinh nghiệm nên chỉ nuôi toàn mồi dở ... khi đi rừng nhiều lần mà bắt bổi không được ... đăm ra nản ( một phần vì quê với bạn bè , một phần vì kinh tế ) .. khi về đến nhà kêu bán đổ bán tháo và quyết định phen này ta " nhất quyết " giải nghệ luôn ... nhưng chỉ " giải " được vài tháng là lại đi tầm về nuôi ... cho vui nhà vui cửa ...

    Người ta vẫn nói vơi nhau rằng : giọng cu gáy đượm buồn , nó mộc mạc , giản dị như những người chân quê ... hiền lành chân chất ... nhưng đối với những người mê cu gáy thì lại cho rằng : ngoài cái " mộc mạc - giản dị - chân quê " thì giọng gáy của chim cu rất chi là hùng dũng , oai phong ... cứ nhìn cái cổ phù phù , cái đầu gật gật của nó khi gù là khoái rồi ... nhìn bộ cườm của nó chẳng khác gì ngàn ánh sao lấp lánh ... cũng chính vì vậy mà nó đã làm điên đảo biết bao nhiêu kẻ si tình ...

  10. #20
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Tổng hợp các bài viết hay về Cu gáy

    ĐÔI ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI BẮT BỔI .

    Các nghệ nhân nuôi cu cườm lâu năm ai ai cũng mong muốn mình sở hữu được vài con mồi hay và thật sát bổi ... điều đó không phải ai cũng làm được ... cho nên mới có kẻ mua và người bán . Nguyên nghĩ rằng chuyện mua hay bán , trao đổi vật chất cũng là chuyện thường tình ở đời ... cũng vì lẽ đó mà có những nghệ nhân rất đam mê chim cu mà không có thời gian để đào tạo từ một con bổi lên thành con mồi ... nên chọn giải pháp mua mồi là thích hợp nhất . Nhưng mua ở đâu để khỏi bị lầm ... vì những người nuôi chim mồi bao giờ họ cũng cho rằng con mồi của họ nó rất hay và rất dữ ... còn giá thì ở trên trời ... Trong cuộc hành trình đi tìm mồi may bổi Nguyên đã đi nát các ngã đường từ Long An đến Tây Ninh ... đã gặp không biết bao nhiêu người , coi không biết bao nhiêu con mồi ... nhưng có chọn được đâu ... Rồi một ngày nọ cũng tình cờ mà Nguyên đã mua được con chim mồi chéo cánh ... nhưng từ khi mua đến giờ ... có đi bẫy được đâu ...

    Vẫn biết rằng khi ta nuôi nấng và huấn luyện từ con bổi lên thành con mồi , luyện tập chúng qua từng ngày mới thú vị ... rồi cái cảm giác lo lo , mừng mừng khi nó bắt được con bổi đầu tiên , rồi con thứ hai , thứ ba ... cũng từ đó tài nghệ của nó ngày càng thăng tiến sau những chuyến ngao du sơn thủy ... cũng từ đó ta và nó đã có một sợi dây vô hình gắng kết ... ta cảm thấy yêu quý nó hơn , xem chúng như những đứa con cưng của mình vậy .... nhưng cũng có những người nuôi chim cu y như nuôi một đạo quân vậy 50 đến 60 con , chổ nào cũng là cu với cu ... số lượng thì khỏi chê nhưng chất lượng thì quá kém ... trong đạo quân ô hợp ấy chỉ vài ba con sau này là có triển vọng ... Ta chỉ cần nuôi một con dũng tướng là đủ ... không nên nuôi cả đội quân làm gì , tốn công , tốn lúa .... Cũng vì lẽ đó mà Nguyên quyết định viết bài này như một món quà mà Nguyên muốn trao tặng cho những ai có cùng đam mê và cùng sở thích như Nguyên .

    + Nguyên luôn luôn tâm niệm rằng : " Thà không nuôi chứ nuôi thì phải nên ... " cũng vì lẽ đó mà Nguyên rất khắc khe trong việc chọn lựa chim bổi , chỉ cần một điểm không vừa ý là ta loại ngay , mặc dù nó rất hay ở ngoài rừng ,nó " phải có dáng dấp của con mồi " mới được ... vì nó là mầm non , chồi xanh của tương lai .... khi thành tài phải là tướng mà thôi ... điều đó đâu phải ai ai cũng làm được . Cho nên Nguyên viết bài viết này để hướng dẫn cho những người mới vào nghề làm quen dần với " tác phong của một nghệ nhân thật thụ " ...

    Dù là mồi cây hay mồi đất khi dính bổi ta hãy bình tĩnh và từ từ nhé đừng sợ nó sẩy ... nếu đính rồi mà sẩy mất thì đó là ý trời ... có nối tiếc nhưng xin đừng buồn ... hãy từ từ đi đến chổ con mồi và làm các thao tác như sau :

    - Sang con mồi từ lụp qua lồng để, treo cẩn thận ( vì có những người khi bắt được con bổi hay quá cứ lo dí bắt cho kỳ được con bổi ... nhưng khi quay lại thì con chó đang tha con mồi , cái vụ này thì mấy anh đánh mồi đất đụng hoài ... ta hãy quan niệm rằng con bổi hay cở đó mà còn bị con mồi dụ cho sa vào lụp thì con bổi ấy có xá gì so với con mồi ) .

    - Đừng lật đật cho vào túi rút mà ta hãy từ từ cầm hai chân con bổi bằng tay phải , để cho con bổi nằm trên lòng bàn tay trái ... ta bắt đầu quan sát vì lúc này con bổi vẫn con giữ nguyên bộ lông rừng , chưa bị rụng ... ta dễ quan sát hơn .

    1. Coi đầu của nó tròn hay vuông , lông đầu xám trắng hay bình thường .

    2.Mắt của nó to hay nhỏ , sâu hay lộ , tròng vàng lớn hay nhỏ , màu mắt : đỏ tươi hay đỏ thẩm , vàng nhạt hay vàng nghệ , trắng dã hay đen thui ...

    3.Mỏ của nó dài hay ngắn , thẳng hay cong , to hay nhỏ , đen bóng hay đen ***** ...

    4. Lổ mủi to hay nhỏ , dài hay tròn , cục gồ cao hay thấp ..

    5.Chỉ dàm to hay nhuyễn , quá khóe hay chưa tới , thẳng hay cong ...

    6.Cổ ngắn hay dài ( ta nên lưu ý điều này mấy anh có cổ ngắn , tròn đa phần gáy giọng trơn hay chiếc . Còn mấy anh cổ dài hay cổ lãi thường thì gáy giọng đôi hoặc ba ) ...

    7.Cườm : khổ cườm to hay nhỏ , trắng nhiều hay đen nhiều , cườm lửa đóng cao hay thấp , sau đó ta xem nó thuộc loại cườm nào ... một dây , hai dây , ba dây hay bể nát ...

    8.Có đuôi rùa hay không , có dị tật hay ẩn tướng nào hay không ...

    9.Ức tròn hay dẹp , ức chiếc hai ức đôi , nở hay lép ( ức =ngực ) ...

    10.Mình dài hay ngắn , nhìn dọc nó tròn hay vuông , to con hay nhỏ con ....

    11.Quy me hay bìa tên , sổ hay ngang , 3 tần hay 4 tần , hai cánh có đều nhau không ( thường thì cánh bên trái lông quy sẽ mọc nhiều hơn cánh bên phải ) .

    12.Phau trắng hay hồng , phèn hay xám ....

    13.Chân cao hay thấp ( dài hay ngắn ) , mập hay ốm ...

    14.Ngón chân dài hay ngắn ...

    15.Móng chân dài hay ngắn , thẳng hay cong ...

    16.Sau cùng là đuôi vót hay đuôi xòe lông đuôi nhiều hay ít

    Nếu các bạn quan sát như Nguyên vừa trình bày ở trên và có nhận xét đúng ngay từ đầu thì Nguyên tin rằng các bạn sẽ không bao giờ bị lầm khi chọn bổi đem về nuôi ... Coi như Nguyên đã truyền đạt hết tâm huyết của mình vào diễn đàn này rồi ... còn lĩnh hội được hay không là nhờ vào căn cơ của mỗi người ....

    Hiện giờ Nguyên cũng đang nghiên cứu về ngủ hành tương sinh và tương khắc ... quy luật của đất trời ngày và đêm , thời tiết , cõi vô hình ....

    Các bạn hãy thử nghĩ mà xem có những ngày trời âm u mà bổi vẫn gáy gù inh ỏi ... nhưng cũng có những ngày trời quang , nắng đẹp , gió hiu hiu ... thì chim bổi cứ im ru không chịu gáy , đứng cả bầy rỉa lông .... Tại sao vậy ? ... nếu ta dự đoán được ngày nào " bổi nổi " và ngày nào " bổi chìm " ... thì ta sẽ đở tốn công đi vào rừng ... cái tâm trạng của một người gác cu " sáng ra đi lòng vui như mở hội nhưng khi về thì buồn thỉu buồn thiu " .....

    Qua đây Nguyên xin nói thêm về cách chọn con bổi : một con bổi được đánh giá là xuất sắc thì nó phải có rất nhiều điểm tốt kết hợp lại ... nhưng cũng có những con có điểm tốt và điểm xấu thì ta hãy sử dụng quy luật bù trừ ... nhưng điểm chính là nó có khả năng bắt bổi được hay không đó mới là điều quan trọng . Cũng có rất nhiều con mồi gáy gù khỏi chê nhưng chả có con bổi nào dám đương cự với nó được 30 phút ... chỉ đấu với nó 15 đến 20 phút là bay mất tiêu ( con này hiện giờ Nguyên đang nuôi nó gáy giọng son đã đôi lần nói về nó trên diễn đàn này , cứ mấy Bác gần nhà hỏi mượn Nguyên cho mượn đi chơi cả tuần ... đi sao về vậy ... nó hay quá , dữ quá ... mà không có gian bắt bổi .... ) .

    1. Coi đầu tròn hay vuông : ta nên chọn loại nào đây ?

    - Con đầu tròn , nhỏ :

    Ưu điểm : rất nhẹm sào , treo đâu cũng gáy , gáy nhanh hay dồn " thúc dồn và gù dồn " và gáy đủ bài bản y như câu thiệu " đầu tròn cổ ngẩn " nếu con bổi nào chịu đấu với nó là nó bắt tốc hành , không rề rà mất thời gian ... loại này đa phần gáy giọng son và giọng đồng .... nên dân chơi hay chọn loại đầu tròn nhỏ là vậy .
    Khuyết điểm : rất hay nhưng không bền , có con trưa không gáy ...

    - Con đầu vuông :

    Ưu điểm : Gáy tiếng chậm chậm nhưng bền bĩ , không nhịn bất kỳ con bổi dữ nào , nó có thể đấu với bổi từ sáng đến chiều , thậm chí ngày mai đấu tiếp .
    Khuyết điểm : bắt bổi lâu ... những ai nóng tính thì không chơi loại này được .
    Loại đầu vuông thường gáy giọng thổ , sấm thổ và sấm đồng .
    Tóm lại con đầu tròn hay đầu vuông cũng có cái hay cái dở của nó cả . Những người nhỏ tuổi thì chọn con đầu tròn vì nó bắt bổi nhanh , còn những người lớn tuổi thường chọn con đầu vuông đầu gồ , nghe đấu cho đã , từ sáng đến chiều cũng được ...

    Đây chỉ là quan niệm của Nguyên mà thôi còn hay cở nào thì phải kết hợp nữa Nguyên ví dụ :

    - Con đầu tròn mà có mỏ thon nhỏ , đen bóng ( có người gọi là mỏ đinh hay mỏ sẻ ) nếu mỏ ngắn thì khi nó gáy dồn ta đếm không kịp , khi nó kèm ta nghe y như nó gù không vậy ... nếu cộng thêm con mắt nhỏ và sâu , tròng vàng nghệ lớn , cộng lỗ mũi dài và to ... thì cái đầu ấy là 10 điểm ....

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •