Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 28
  1. #1
    Ngày tham gia
    Mar 2017
    Bài viết
    0

    Tổng hợp các bài viết hay về Cu gáy

    Bài viết này được sưu tầm từ nguồn ABV


    ĐỜI SỐNG SINH HỌC CỦA CHIM CU GÁY

    MÔ TẢ

    Cu gáy ( Streptopelia chinensis tigrina) là loài chim cỡ trung bình có trọng lượng từ 180 đến 200 g. Con đực và con cái có lông đầu màu xám tro, gốc cổ có vòng lông đen chấm trắng. Thời kì sinh sản ở con đực vòng này nổi lên rất rõ người ta gọi là cườm. Lưng và mặt trên cánh lông mà xám hung nhạt, ngực và bụng xám phớt hung. Mặt dưới đuôi có mút lông đuôi màu trắng. Mỏ đen, mắt màu vàng cam hay nâu đỏ, giò đổ tím.

    PHÂN BỐ

    - Trên thế giới, cu gáy phân bố ở Trung Quốc ( Đông Nam Vân Nam và toàn bộ Đông Nam Trung Quốc), LÀo, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Xumaka và Việt Nam.

    - Ở Việt Nam, cu gáy phân bố ở hầu hết các tỉnh miền núi, một số tỉnh vùng đồng bằng và ven biển của nước ta không xa nơi trồng trọt.

    NƠI SỐNG VÀ SINH THÁI

    Cu gáy là chim định cư, đi thành đàn 5 đến 15 con và có khi nhiều hơn nữa, quanh năm không đi xa vùng làm tổ của mình. Chúng thường ở các dải rừng cây bụi, rừng thứ sinh ven đồng ruộng, rừng nương rẫy và các bụi cây, bụi tre quanh vườn làng và cả trong thành phố. Không gặp cu gáy trong rừng sâu.

    SINH HỌC

    - Thức ăn: Thức ăn chính của cu gáy là các loại hạt quả, quả cây, hạt cỏ và hạt các cây lương thực như lúa, ngô, đậu xanh, đậu tương, lạc, vừng,... khoai lang, sắn. ngoài ra chúng cũng thích ăn quả đa. Nhiều khi trong diều và dạ dạy còn thấy mối, ấu trùng côn trùng và ruồi nhặng.

    - Sinh sản: Tới tháng 2 hàng năm, con đực tách khỏi đàn và cùng với con cái ghép thành từng đôi. Con đực, con cái theo nhau đi tìm nới làm tổ. Suốt thời gian ghép đôi con đực gáy rất nhiều. Con đực và con cái cùng hợp lực xây tổ. Tổ cu gáy xây rất đơn giản, đặt ở các chạc cây kín đáo như cây duối, bụi tre, cây vải, nhãn, găng,...Tổ chỉ là những đoạn thân cỏ khô hay các cành que nhỏ đan lại thưa thớt đủ để trứng khỏi rơi loạt qua.

    Mỗi lứa cu gáy đẻ 2 trừng, vỏ trừng màu trắng ngà. Kích thước trung bình của 15 quả là ( 27,6 x 21,8 mm). Cả chim đực và chim mái cùng hợp lực tham gia ấp trừng. Chim đực thường tham gia ấp trứng vào buổi trưa và chiều. Có khi đang ấp, chim đực vẫn gáy. Thời kì sắp nở, con mái ấp thường xuyên hơn. Cu gáy con mới nở được nuôi bằng dịch "sữa" tiết ra từ diều bố mẹ giống như bồ câu nhà. Sau một tuần lễ chim non được nuôi giảm trọng lượng và tăng phần thức ăn bằng gạo, ngô, đậu, côn trùng.

    Cu gáy con mới nở còn yếu ớt và trải qua thời gian chim bố mẹ chăm sóc , khoảng 2 tháng mới có đủ khả năng bay khỏi tổ đi kiếm ăn cùng bố mẹ.

    - Tình trạng hiện nay của đàn chim gáy trong tự nhiên:

    Nhìn chung chim cu gáy rất phổ biến ở nước ta, nhưng do mức độ săn bắn ở các địa phương mà số lượng của chúng nhiều ít khác nhau. Nhiều vùng ở Tây Bắc, Đông Bắc nước ta như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,... và một số vùng thuộc Bắc và Trung Bộ do săn bắt bừa bãi nên số lượng cu gáy nhiều nơi đã bị giảm nhiều.

    THỨC ĂN VÀ CÁCH CHĂM SÓC

    Chim cu là giống ăn hạt, hạt không được bóc vỏ (xây sát) trước khi cho chúng ăn. Hầu như người nuôi chim thích làm thức ăn bằng cách kết hợp nhiều loại hạt khác nhau. Lúa hạt ngắn, trước khi cho ăn, họ thường rữa sạch bụi và những cọng cỏ, phơi khô rồi cất giữ chúng nơi khô ráo hay bỏ vào chai lọ rồi đậy kín lại để tránh ẩm móc và côn trùng. Rất nhiều loại hạt có thể giữ cho chim cu sức khỏe tốt, như bông cỏ giúp tiêu hóa, lúa mạch đen giúp chất bổ cho bộ lông, đậu thì dồi dào chất bổ, mè thì có chất dầu nên giữ cho lông bóng và cứng hơn. Hầu hết các loại hạt thông thường dùng cho chim cu có kích thước trung bình ( chim ngói, chim gáy ... ) là bo bo, lúa mì và hạt kê. Còn những loại chim có kích thước nhỏ ( cu pháp, cu gầm ghì ... ) lại ưa thích các loại hạt nhỏ như là kê hay hạt bông cỏ, nhưng chúng sẽ ăn bobo hay lúa mì nếu chúng ta cho chúng ăn. Ở thailand, lúa là món ăn chính cho chim cu, những loại hạt khác chỉ món ăn phụ. Chứa đựng thức ăn trong hủ riêng. Không được trộn hạt với lúa bởi vì chim cu chỉ ăn ngũ cốc thôi, như vậy sẽ làm chim cu mập và không khỏe mạnh được.

    2. Nước cho chim cu uống phải là nước sạch, nếu dùng nước máy thì đừng che đậy và chờ cho chất clo bốc hơi hết mới được dùng. Nếu lòng chim thường treo ngoài nắng, thì nên thay nước mỗi ngày để ngừa triệu chứng khô cổ họng.

    3. Chim cu phải cần được nhận ánh sáng mặt trời vài tiếng mỗi ngày. Treo lồng những nơi khác nhau sẽ làm cho chim cu có khí thế và sung hơn, không được để ánh sáng trực tiếp chiếu hết lồng mà phải có bóng râm để có chổ cho chim cu vào khi cần thiết. Chim cu khi phơi nắng thường nằm xòe cánh và đuôi dưới đấy lồng để tống khứ những côn trùng ( ve ) ra khỏi lông chúng. Nếu không có ánh sáng mặt trời thí phải mua bóng đèn ( spectrum light) để chiếu sáng cho chim cu để thây thế ánh sáng mặt trời.

    Nếu để lồng những nơi tối trong nhà hay là những nơi lạnh, bạn có thể mắc thêm bóng đèn cho mỗi cái lồng với khoản cách phù hợp.

    4. Đất đen - ở Thailand, công thức làm đất đen thật đặt biệt, đất đen được làm ra từ cây cỏ và khoán chất, làm nền tản vững chắc cho sức khỏe và giọng gáy cho chim cu. Nó bao gồm chất vôi, trộn với đất và một ít than đập nhỏ ( hay mồ hống ). Chim cu trong thiên nhiên ăn đất và đất núi lửa ( đất đỏ ) đôi khi liếm muối để bồi dưỡng chất dinh dưỡng và sức khỏe.

    5. Chim cu trong tự nhiên rất cần ăn sạn để nghiền nát thức ăn nhất là những hạt già và cứng. Chim cu cần chất vôi để tạo vỏ trứng và sú thức ăn cho chim con. Đặt biệt cho việc sinh sản và tạo xương của chúng. Sinh học của chim cu mái sẻ lấy chất vôi từ xương chúng để cung cấp đủ cho con cái, bởi thế sự sinh sản sẽ dừng lại đến khi nào có đầy đủ chất vôi chúng cần cho cơ thể. Than củi giúp tiêu hóa và sạn giúp nghiền nát hạt trong mề của chim cu. Đất sạn không nên trộn chung với thức ăn mà phải chứa vào cóng riêng.

    6. Muối là chất khoán cần thiết. Chim cu thường hấp thụ những khoán chất vi lượng từ thức ăn nhưng không đủ những phân tử như là iod, mangan, coban ... thận trọng cho ăn thêm muối cho vật nuôi rất tốt. Muối biển nguyên chất rất có nhiều khoán chất cho chim cu, nhưng nếu ta cho ăn nhiều quá sẽ làm giảm chất giọng. Tốt nhất cho chim cu ăn muối mỗi tuần một lần, muối cho vào cái dĩa cho chim ăn và ngày hôm sau nhớ lấy dĩa muối ra .

    7. Sự hoản sợ ban đêm - Trong thiên nhiên khi chổ ngũ bị đe dọa ( hoản sợ ) chúng sẽ bay lên để thoát khỏi sự đe dọa nguy hiểm của chúng. Thỉnh thoản chim trong nuôi trong lồng cũng bị hoản sợ ban đêm. Sự hoản sợ này có thể lảm gảy lông cánh, lổ đầu hay rách mình chảy máu. Sự việc xảy ra khi chim cu ngủ những nơi rất tối hay là những con chim mới đặt trong tình cảnh mới ( đổi chổ, chim bổi mới...). Chim cu nhìn đêm tối rât kém nên chúng dễ bị hoản sợ, khi chúng nghe ồn ào và chúng sẽ nhảy ngay và kết quả là bị thương. Dĩ nhiên chim cu càn cố thoát khỏi cái lồng, thì những chắn song lòng sẻ làm chim cu bị thương tồi tệ hơn.

    Cách giải quyết là mắc bóng điện ngủ sao cho vừa đủ ánh sáng cho chúng thấy chung quanh vào ban đêm. Nếu ánh sáng quá mạnh sẽ làm chim khó ngủ, nếu vậy thì tốt nhất trùm tấm màng để có bóng tối cho chúng ngủ. Tiếng động, đồ đạc trong nhà có thể làm chim hoản sợ.

    8. Nhiệt độ - Chim gầm ghì và cu cườm chịu nhiệt rất kém. Khi nhiệt độ hạ xuống 10 độ C chim cu sẻ bị cú rũ, nếu nhiệt độ hạ hơn nữa thì chim cu sẻ chết. Người nuôi nên đặt một bóng điện trong lồng. Vì chim cu là loại sống ở khí hậu xích đạo nên chúng có thể sống ở môi trường mà nhiệt độ lên tới 42 độ C.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Mar 2017
    Bài viết
    0
    Ðề: Tổng hợp các bài viết hay về Cu gáy

    CÁCH CHỌN CHIM MỒI LỒNG

    I. Kĩ thuật chọn chim mồi lồng

    Việc đầu tiên để chọn một con chim mồi đó là phải kiểm tra các nước đấu của nó ngay từ ngoài rừng. Ở ngoài rừng với điều kiện tự nhiên là lúc chú chim này căng lửa nhất, người nuôi phải có nhiều kĩ năng mới giúp chúng ta khi được bắt về nuôi mới đạt được đỉnh cao này.

    1. Chọn tiếng gáy.Tiếng gáy của chú chim mồi tương lai không càn giọng thổ đặc (chim giọng thổ thường chậm tiếng), không nên chọn giọng kim ( vì bé quá nên khả năng thách thức đối phương trong phạm vi quá hẹp mà gặp lúc có gió thì hiệu quả gọi chim rừng thấp) tốt nhất là chọn giọng chim mồi là thổ pha hoặc kim pha,...

    Gáy gọi: phải là con đắt khách, cất tiếng lên là nhiều con chim khác lên tiếng và muốn lại đấu ngay ( cái này anh cả trong hội của em có thể biết nhưng bảo anh mô tả thì anh chịu, em cũng cảm nhận được nhưng diễn tả bằng lời thì hơi khó. Ví dụ: cúc cu cu...cù tiếng cù sau cùng rất có uy lực,...).
    hoặc các bác nên chọn chú mồi gáy gọi 3 tiếng (gọi là gáy mổ ba, trơn ròng, gáy hụt, hay gáy thiếu,...) hoặc mổ đôi ( gáy gọi có 2 tiếng cúc cu....) đây là những chú chim mồi rất đắt khách đấy ạ!

    Gáy trận: phải cực kì nhặt, nhặt nhưng mà không gắt phải chọn chim có lèo, càng nhiều lèo càng tốt. Chim mồi phá lèo nhiều thì bổi càng nhanh nhảy vào đánh chim mồi.

    Gù: Không nhất thiết phải là con có nhiều gù, chim mồi lồng thì các nghệ nhân đều không đánh giá cao những chú nhiều gù mà thường là sau đó kiểm tra bằng cách đánh thử xem nó có biết gù đúng lúc không (khi chim rừng vào cành thế ấy). Và nhất định phải là con có nước gù rất êm ( không được gắt gỏng, nếu gù gắt quá, rát quá làm cho chim rừng sợ hoặc ngại không dám tiếp cận để chiến đấu.
    Được con chim có các nước gáy, nước gù như trên là các bác đã có kết quả bước đầu của công việc chọn và luyện chim mồi rồi ạ!

    2. Chọn cách ứng xử.

    Thực ra thì ngay từ khi bẫy, các nghệ nhân cũng đã sơ bộ đánh giá được cách ứng xử của chú mồi tương lai khi lâm trận rồi. Thường những con chim này phải đấu, chuyền cành, chuyền cây xung quanh vị trí của mồi lồng rất là nhiều để quan sát và chọc tức con mồi (nó là con chim khôn), có lúc lại bay vút lên cao như là bay đi, có lúc lại có thể sà xuống đất giả vờ kiếm ăn,...cũng ở giai đoạn cận chiến các bác cũng đã có thể quan sát thấy có nước sa cầu máy cánh hay không ( nước này rất quan trọng với một chú chim mồi) còn những con lao vút ngay lại cành thế rồi chui tọt vào lưới ngay thì chả tính làm gì các bác ạ!

    Khi bẫy về được rồi, sau khi nuôi nấng cẩn thận và chim đã tương đối dạn dĩ (có thể là chưa cần gáy ngay) thì cho vào lồng bẫy ( hoặc lồng nhỏ) sạp (kê gần) lại với chim mồi, khi thấy chim mồi gáy mà nó xoay ngang, xoay dọc, bước lên, bước xuống cầu và sàn lồng nhẹ nhàng khoan thai tuyệt đối không chòi lồng để lăn xả ra đòi chiến với chim mồi (chim chân dài như người mẫu các bác cũng cứ sạp thế này nhé, nhiều con không chòi lồng đấu ạ, dùng làm mồi vẫn tốt đó ạ) .

    3. Chọn tướng chim mồi ( cái này trong diễn đàn có rồi các bác ơi, em thôi không nhắc lại nữa nhé!) hoặc anh em ta nhờ Thầy KIWI chỉ giáo giúp ạ!

    4. Chọn nết ăn uống và khả năng thích nghi của chim mồi!Có một số người không quan tâm đến vấn đề này, vì vậy khi có một chú mồi rồi mà không quan tâm đúng mức, chăm sóc cẩn thận có thể chim mồi sẽ không còn sức chiến đấu nữa.
    Mỏ thẳng để không chòi lúa ( nếu chim mỏ cong thì ống mồi phải làm miệng chum), Phải là con chim chịu lồng nghĩa là nó phải thích nghi với lồng bẫy bé nhỏ cùng điều kiện mà con người tạo ra cho nó trong lồng. Nó phải là con phàm ăn (ăn được nhiều loại ngũ cốc) , ăn nhiều. (nó biểu hiện bằng màu sắc lông mượt mà)
    siêng gáy,...

    Phải chịu nắng, phải hiền chim, dạn người, bền chim ( chim ít gù thì đi bẫy được hàng tuần ( tiêu hao năng lượng ít, không bã chim còn chim nhiều gù thì ngược lại),...

    5. Một số lưu ý khi chọn chim mồi

    Khi chọn chim mồi lồng, các bác lưu ý giúp em là phải phân biệt được chim mồi với chim chiến ạ:

    Chim mồi: Là chú chim phải có đủ các nước dụ chim rừng mà đỉnh cao là bất kì con nào khi gặp nó phải chịu khuất phục các nước dụ của nó và phải vào nằm gọn trong lưới để nhập hộ khẩu nhà ta ạ.

    Chim chiến: là chú chim có nhiều nước dọa các chú khác làm cho phải sợ uy lực của mình (bằng tiếng gù, bằng vỗ cánh, bằng chòi lồng sang để chiến,...) những chú chim chiến này nếu dùng để bẫy chim thì ít hiệu quả trong số đó có những chú có nước gù nhiều và gù gắt ạ.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2016
    Bài viết
    0
    Ðề: Tổng hợp các bài viết hay về Cu gáy

    Chim mồi đất

    Muốn làm mồi đất dễ thôi
    Con nào mã phấn thì tôi bắt về
    Mã phấn màu trắng trông xa
    Bốn phương dễ thấy để mà đấu tranh
    Tranh thung, chiếm cứ một vùng
    Con nào bay đến thì lùng đánh ngay.
    Thấp chân mà lại sa cườm
    To đuôi, kín cộm, cánh thì chéo sang
    Đứng trên hòn đất rõ ràng.
    Múa manh đôi cánh nhịp nhàng cả đuôi

    CÁCH CHỌN CHIM MỒI ĐẤT:

    Cũng như cách chọn chim mồi lụp, nhưng có vài điểm hơi khác.
    Vóc dáng: chim lớn con,dài dọc, lông đỏ (chịu nắng tốt hơn).
    Giọng: thổ, sấm(bền chim. giọng đồng, son , kim, chơi nhanh, bắt chim nhanh nhưng không bền chim,)

    Chân : chân cao hay thấp không quan trọng,miễn đừng sục bội là được(thúc ra đòi đá chim bổi) đôi khi mấy con chân ngắn cứ yên một chỗ thúc, không chịu đi lại, làm chim bổi không thấy chậm rớt.

    Gù: không cần gù dài, quan trong là không được bỏ gù nửa chừng, (chim đánh lụp thì con nào cũng gù hết, nhưng thả đất không phải cũng gù, bỏ gù là chuyện thường sảy ra)

    Các tiêu chuẩn ở trên gút lại là tìm một con mồi có sức bền là cốt lõi. vì không như chim đánh lụp, lúc nào lúa, nước cũng bên cạnh, cần là uống. không như chim đánh đất, đổ ra bội là chỉ có chơi, không nước, không thức ăn, kèo nào mau không sao, có những kèo 2-3 tiếng là mất sức rất nhiều.(nên không ai cho chim mồi ăn cám bao gió cả) chim mồi đất gặp rất nhiều nguy hiển, chồn, chó, bù cắt, kiến, rắn, thuốc xịt cỏ dại.

    Mồi đất Hay :

    Một con mồi đất hay là khi úp dưới đất vẫn gáy gọi như trên cây(giọng tốt, rõ, sát bổi) nếu không được như vậy thì phải biết rước (gù, thúc khi thấy chim bổi về cây) về nước gù thì biết gù căn( chim bổi đang gù thì mồi không gù, căn bổi vùa gù xong thì gù) và biết dẫn bội( chim mồi vừa gù vừa đi vòng quanh bội, chim rừng đi vòng vòng theo sẽ mau dính dò hơn)

    Tóm lại lựa theo tiêu chuẩn của một con mồi lụp hay + với những tiêu chuẩn trên đây sẽ có một con mồi đất xuất xắc, hè...hè.

    Đào tạo một con mồi đất khó khăn hơn mồi cây, chim phải có it' nhất 4 năm lồng mới thuần thục được, thông thường nuôi hai năn lồng người ta gác lụp 2-3 năm nữa mới thả đất.

    Còn về cách chăn sóc thì về phần lúa thì các bác đã nói cả rồi, em chỉ góp ý chút xíu thôi:

    Không nên trộn lúa với trứng, hay bị kiến bu(có ngày chúng nó thịt con chim của các bác luôn ý)cứ ăn lúa mẩy là đủ rồi.

    Không nên cho ăn mè thất thường, nếu cho ăn thì phải có thường trực, cho ăn thất thường chim thay lông(nếu chim đang thay lông thì cho ăn) nên thay bằng kê, mổi ngày hay vài ba ngày một thìa cà phê kê. Đậu xanh, đậu phộng(lạc), bắp thỉnh thoảng cho vài hột.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jun 2017
    Bài viết
    0
    Ðề: Tổng hợp các bài viết hay về Cu gáy

    CÁCH BẪY CHIM BẰNG MỒI LỒNG

    Các bác chọn ngày đẹp trời và vào đúng mùa bẫy gáy (ở Miền Bắc vào khoảng từ 10/03 đến hết tháng 09 âm lịch hằng năm) tìm chỗ có chim gáy rừng và treo chim mồi để bẫy!

    1. Chọn cây để treo mồi lồng: Cần chọn cây có nhiều cành chuyền. Phần đồng các nghệ nhân đều đánh giá cao những cây có nhiều cành chuyền trong khi chọn cây để treo mồi lồng.

    Cành thế: Là cành người bẫy gáy tìm được ( hoặc phải cải tạo để có được), là cành mà chim rừng sẽ bước lên đó và nhảy vào bàn sập để sa lưới.

    Vị trí của cành thế: cách bàn sập của lưới khoảng 30-35 cm và cao hơn bàn sập khoảng 25-30cm.

    Theo kinh nghiệm thì các bác nên chọn cây rậm ngoài mà thoáng trong ( tức là rậm lá để chim rừng khi vào mà ngại bay ra, thoáng cành để việc chuyền từ cành này đến cành khác của chim rừng diễn ra một cách dễ dàng).

    Cây nhiều cành chuyền Tức là có nhiều cành tương đối gần nhau để chim rừng dễ dàng chuyền từ cành này sang cành khác và tiếp cận với cành thế.

    2. Chọn chim rừng để bẫy: Thực ra thì ở đây ý của em không phải là chỉ khuyên các bác chọn chim hay để bẫy (điều này thì đương nhiên rồi) mà còn một vấn đề nữa là: chọn chim rừng đúng vào lúc căng lửa nhất để bẫy thì mới được).

    Cách chọn:: Khi treo chim mồi lên chim rừng bay lại đấu nhưng phải vừa đấu, vừa chuyền từ cành này sang cành khác, từ cây này sang cây khác liên tục và phải chung cây rồi chuyền cành liên tục thì mới là con chim rừng chịu đánh với chim mồi. Nếu điều nói trên mà không xảy ra, chim rừng cứ gáy đấu xa xa hoặc nếu có lại gần thì chỉ đứng yên một chỗ mà gáy đấu, rất hạn chế di chuyển, tiếng gáy không có gì là gấp gáp mà chỉ gáy đấu cho có lệ ( có lẽ hoocmon testocteron tiết ra ít quá không đủ làm chim căng lửa). Thì tốt nhất là các bác nên tìm con chim rừng khác mà bẫy nhé, nếu bẫy những chú chim có biểu hiện như vậy thì các bác sẽ mất ngày mất buổi với nó đấy, hôm đó nó sẽ không vào lưới đâu cho dù chim mồi có hay bằng mấy đi nữa. Các bác nhớ nhé!

    Một lưu ý nữa là: Nếu gặp phải con chim quá già rừng (chim mồi gáy gọi nó đến nhưng khi nó đến đấu thì chim mồi im tiếng như là sợ nó thì có 2 lí do để các bác nên tìm chú chim rừng khác mà bẫy đó là: Nếu bẫy được nó thì cũng phải rất khó khăn, phải đổi mồi già rừng,... nhưng khi bắt được nó rồi thì nó rất dễ tuyệt thực đến chết, giả sử nó có sống thì khi ta thuần được nó tuổi thọ của nó ở với ta cũng chẳng bằng những con chưa quá già rừng. Lí do thứ hai là: Hôm đó ta phải về mang mồi khác đến bẫy có khi lại mất cả buổi ấy chứ lại, nên để dành nó đó hôm khác mang chim mồi già rừng đến bẫy còn hôm đó thì nên tìm chú chim rừng khác mà bẫy cho khỏi mất công các bác nhé!

    Người mới bắt đầu chơi thường thiếu kinh nghiệm bẫy chim, có khi gặp con chim quá già rừng, chim mồi không dám đấu lại đổ tại chim mồi kém mà tức chí rồi sa thải chim mồi,...

    Có khi cả tuần gặp toàn chim rừng rách lưới, chim già rừng hoặc gặp hôm thời tiết không tốt chim mồi và chim rừng không ham đấu ( nếu hôm trời sắp mưa kéo dài thì chim rừng ham ăn để tích trữ năng lượng mà chỉ có mình chim mồi độc thoại thôi, vì kho lương thực của chim mồi đang còn dồi dào mà,...)

    Vì vậy, người chơi chim mồi phải là người có kinh nghiệm, biết đánh giá chim mồi đúng " năng lực" thực tế của nó và quan trọng hơn nữa là phải thận trọng trong quyết định sa thải chim mồi... kẻo khi sa thải rồi lại hối hận ( nói thì vậy nhưng em cũng đã phải đóng học phí nhiều cho những vụ như thế này rồi đó các bác ạ!)

    3. Việc treo chim mồi ở các cây vào các thời điểm khác nhau trong ngày cũng không giống nhau: Buổi sáng nên treo vào những cây tương đối thoáng đãng và có nhiều ánh sáng, buổi trưa nên treo mồi lồng vào những cây có tán rậm, tạo cảm giác mát mẻ cho mồi và chim rừng, buổi chiều cũng vậy.

    Điểm lưu ý cuối cùng là treo chim mồi lồng phải không được làm chói mắt chim rừng ( đảm bảo cho ánh sáng truyền theo thứ tự ưu tiên là: Mặt trời -> chim rừng -> chim mồi).

    Chúc các bác có những buổi săn tìm và bẫy chim gáy thật hiệu quả.

  5. #5
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    0
    Ðề: Tổng hợp các bài viết hay về Cu gáy

    CÁCH BẪY CHIM BẰNG MỒI ĐẤT

    1. Chọn con mồi để đánh đất :

    - Con mồi đất phải là con chim thật dữ, chịu đá lộn ...thế thì nhìn ở đâu mà ta biết được con mồi chịu đá lộn hay không đá lộn :

    + Lông dày , to bản ...
    + Phần đầu chóp cánh phải trắng sát , kéo càng dài càng tốt.

    Đó là đặc điểm của con mồi đá vô địch , loại này nếu để ý ta phát hiện ra ngay vì khi chim khép cánh lại thì đường trắng hay chòm lông trắng ở đầu cánh vẫn nổi trội hơn những con chim khác trong chuồng ...nhớ nghen !

    - Quy càng đóng dày chừng nào càng tốt chừng đó , đó là sức bền của con mồi ,sự chịu đựng bền bĩ , dẻo dai cần có của con mồi đánh đất .... ( À các bạn nên để ý thêm chọn những con mà phần quy có màu đậm ,xẫm...loại này chịu nắng rất tốt ...)

    - Chọn những con khi ta cho nó gù với những con mồi khác , nó chỉ đứng 1 chổ gù , không lội , lao ra cắn ... nhìn chung phải chửng chạc ... phải có tư thế của con mồi hay .

    2. Chọn vị trí để thả mồi : đây là mấu chốt của sự thành hay bại ...nếu con mồi hay mà thả nó ở vị trí bất lợi , dù hay cỡ nào cũng khó mà bắt được con bổi ...Nguyên nói thêm thế nào là vị trí có lợi và vị trí bất lợi .

    + Vị trí có lợi :

    - Nơi thả con mồi phải là khu đất trống ,cao hơn , dễ nhìn hơn từ trên cao ,ở mọi tư thế , mọi góc độ ...bổi đều phát hiện con mồi được ngay mà không cần phải tìm kiếm ....( đông -tây - nam -bắc ) ...

    - Cây thế hay cội thế , ta chọn những cây độc lập hay cây khô đứng giữa những cây xanh khác nhưng phải có chiều cao vừa tầm 5-10m , cây này phải thông thoáng , quan đản ( không chọn những cây rậm ) ...khi thả mồi ta phải canh sao cho khoảng cách từ cây , độ cao của cây , độ hạ xuống của con bổi sao cho thật hợp lý ...

    - Ngụy trang thật đơn giãn nhưng phải gần giống với ngoài thiên nhiên .

    + Vị trí bất lợi :

    - Dưới gốc một cây thật cao mà lại rậm rạp ... con mồi gáy muốn chết luôn mà con bổi vẫn không tìm thấy ...
    - Con bổi từ trên cao cứ bay vòng vòng hồi lâu mới phát hiện con mồi ...
    - Đừng bao giờ thả con mồi gần nơi có ổ kiến , nơi có nhiều hang ,lổ to ( coi chừng rắn và chồn đó nghen ) hay nơi quá rậm rạp hoặc nơi quá nắng ...nên nhớ nhé ...
    Nói tóm lại khi ta thả con mồi ra mà nó chịu gáy ngay thì nơi đó đã an toàn ...còn khi ta thả con mồi ra mà nó cứ teo cái cần cổ lại nguy hiểm đó bạn , chọn ngay vị trí khác ...phần này thì linh cảm của con mồi hơn hẳn quan sát của chúng ta ... ( có lần mới mua con mồi về khi thả mồi ra đất nó cứ nhón cao cổ không chịu gáy ...Nguyên giận quá định đập cho nó 1 cái nhưng khi ra thì phát hiện con chó đang đứng rình ...khi mồi nằm mọp xuống là có bồ cắt ...cứ xoay lòng vòng , tung bạch bạch là có kiến hoặc quá nắng ...từ đó trở đi Nguyên cứ nhìn vào đầu con mồi là biết có nguy hiểm hay không ...) nhớ nghen nhìn vào đầu con mồi ....

    3. Cách giăng dò : đối với mồi có chụp

    Ta chọn vị trí thuận lợi thả mồi ...nhưng ta phải đoán được hướng rơi xuống , sà xuống của con bổi ...ta giăng 1 bộ dò từ chụp thẳng đến hướng cây thế "hướng Bắc 1 bộ giăng thẳng " . Hướng Nam ta ngụy trang bằng cỏ ,sao cho bổi không tấn công được con mồi từ phía sau lưng ...Hướng Đông ta giăng dò hình chử L hơi nghiên hay chử C cũng được ...Hướng Tây tương tự như hướng Đông ...

    - Chú ý đừng giăng dò đầu tiên sát lụp quá vì con mồi lúc buồn buồn nó thò mỏ gấp mấy cọng cỏ , gấp luôn mấy cọng dò...rồi ta tự hỏi tại sao con bổi cứ đi qua đi lại mà vẫn không dính ...

    Đi rừng ta chỉ cần giăng 1 bộ dò là đủ nhưng phải giăng hình chữ U ( dò đầu và cuối sát lụp , khúc cong ở giữa quay đến hướng cây thế ...) .

    4. Cách giăng dò đối với mồi đánh trần :

    Con mồi đánh trần rất dễ gặp nguy hiểm ...vì nó bị cột 1 chân nên khi giao đấu với con bổi thường bất lợi ...

    Bộ thứ nhất ta giăng hình bán nguyệt , canh sao cho con mồi đánh trần khi đi lại đuôi nó không quẹt vào các chân dò ...
    Bộ thứ hai ta giăng hình chữ chi .
    Bộ thứ ba ta giăng ngay phần cỏ ngụy trang sau lưng con mồi , bộ này chuyên bắt mấy anh bổi trận ...

    - Cách giăng khác ba bộ đều giăng chử L ...

    * Nhìn chung giăng dò là cả một quá trình nghệ thuật , không phải chỉ là học một ngày ,một bữa mà lĩnh hội được ngay mà phải trãi qua thực tế , chiêm nghiệm từ từ ...từ đó chọn lọc ra cách hiệu quả nhất , ưng ý nhất ...tại sao có người giăng ba bộ dò mà bắt được cả ba con... có người cũng giăng ba bộ , mới bắt được có một con mà đã dính với nhau hết rồi ...lo gở dò mệt nghĩ luôn ...có đôi lời gởi đến bạn mê cù cú cu , cu .... cù cụ , cù cụ ...thân chào

  6. #6
    Ngày tham gia
    Feb 2017
    Bài viết
    0
    Ðề: Tổng hợp các bài viết hay về Cu gáy

    THẾ NÀO LÀ CON GÁY HAY

    Gáy gọi: Đây là tiếng gáy lúc sáng sớm, buổi trưa hoặc chiều. Giọng gáy này anh em ta vẫn gọi là bổ. Cuc cu cu cu là bổ tứ. Cúc cu cu…cu là bổ ngũ v..v.. Tất cả chim gáy cả trống và mái đều gáy được kiểu này.

    Gáy trận: Đây là tiếng gáy mà các nghệ nhân, hoặc người chơi chim gáy có kinh nghiệm dùng để đánh giá con chim hay dở. Chỉ chim trống mới gáy kiểu này cũng có những con mái sắp đẻ nuôi nhốt cũng gáy tiếng trận nhưng tiếng nhỏ và không sung. Một con chim gáy được đánh giá là chim hay khi phải có đủ: chu, lèo, vấp nhưng rất hiếm con gáy nào có cả chu lèo vấp

    Khi gáy trận chim nằm xuống sàn lồng và máy nhẹ hai cánh và gáy: cúc cu cu, cúc cu cu liên tục có khi hàng giờ đồng hồ

    + Chu: là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu thì thừa hơi và thêm 1 tiếng cu rất nhẹ
    VD Cúc cu cu, Cúc cu cu..cu,Cúc cu cu..cu

    + Lèo: là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu con chim gáy thêm 1 nhịp cục cù cù hoặc cục cù gần giống với tiếng gù nhưng nhanh hơn. VD Cúc cu cu, Cúc cu cu… Cục cù cù. Đa số chim thỉnh thoảng mới ra lèo rất hiếm con có lèo dặm tức là gáy Cúc cu cu, cục cù cù, Cúc cu cu, Cục cù cù liên tục.

    + Vấp: Khi gáy tiếng trận đột nhiên con chim ngừng như bị ai đó chẹp ngang cổ họng sau đó lại lên tiếng trận bình thường. Vd Cúc cu cu, cúc…….,cúc cu cu

    Gù: Chim trống gù chim mái hoặc đánh nhau. Đa số chim thường gù: cù …grù . Nhưng có những con chim gù ngắt ra thành 2 nhịp trong cùng 1 hơi gù: Cụ …grù..cù. Gù kiểu này gọi là gù chồng đấu

    Nói tóm lại đây là kinh nghiệm của tôi được các cụ chơi chim gáy ở Hà Nội truyền lại (Có ai chơi gáy ở HAN nghe tên Ô Sâm, Ô Giàng không nhỉ). Có gì anh em bổ sung dùm với. Mô tả tiếng chim bằng chữ thì rất khó hiểu. Nếu có dịp mọi người liên hệ với tôi vào mùa bẫy chim gáy sang năm (Tháng 3-6 âm lịch) đi bẫy chim, nghe và xem chim mồi thi đấu thì mới thấy cái thú nuôi và đi bẫy chim gáy.

    Đi sâu vào cu gáy khi đã hiểu càng ngày càng thích,nên kiếm được con cu có tiếng gáy hay lại hội đủ tiêu chuẩn CHU, LÈO, DẶT, VẤP khác nào đi tìm hoa hậu vừa đẹp người lại đẹp nết

    Hình thức phải đẹp,thân mình cân đối,lông sáng màu,đầu nhỏ,mắt bé,ko được lồi,con ngươi đen nhiều,chân cao màu đỏ son đặc biệt lông che kín xuống qua đầu gối,lông hậu nở kéo gần hết đuôi,cườm dầy,hạt đen nhỏ quấn gần như kín cổ thì là đích thị là con cu gáy có hình thức quá đẹp

    Tiếng gáy ta có thể chia làm 2 loai chính

    Thứ 1 là chim gáy có tiếng Thổ có nghĩa là giọng trầm, ấm,(âm thanh ở tần số thấp)
    Thứ 2 là chim gáy có tiếng Còi có nghĩa là giọng thanh ,cao (âm thanh ở tần số cao)
    Còn chim gáy có tiếng gáy ở giữa 2 thứ giọng trên là gọi là tiếng Pha(Thổ nhiều Còi ít gọi là Thổ Pha hay Còi nhiều Thổ ít gọi là Còi Pha)

    Thường thường mình thấy cu gáy tiếng Thổ bao giờ cũng gáy chậm ko nhanh như tiếng còi và hay có Dặt và Chu

    Còn cu gáy tiếng Còi hay gáy mau hơn và ra nhiều tiếng Nhịu và Vấp
    Thực ra để chọn được 1 con cu gáy hội đủ các tiêu chuẩn trên thật khó,mỗi con mỗi giọng chẳng con nào giống con nào,con chim hay chơi được là con chim gáy có tiếng và luyến láy nhiều giọng lên cao xuống thấp đừng gáy đơn điệu giọng đều đều là chim chơi được

    Mà chim cu gáy thường thì chim già mình bẫy về nuôi dù có hơi vất vả thuần nó lúc đầu nhưng về sau tiếng gáy của nó hay ,bền và ổn định hơn chim nuôi non
    Chim nuôi non lên tiếng gáy của nó thường ko bền ,thất thường(VD chim già gáy đấu(gáy trận) liên tục ít khi đang gáy đấu chuyển sang gáy gọi chứ chim non nuôi lên đang gáy đấu 1 lúc lại chuyển sang gáy gọi và tiếng ko bền, đặc biệt cu gáy non nuôi lên khi gặp con gáy già đánh bẫy thường hay chịu thua tiếng gáy hễ con già gáy đấu căng là im tiếng luôn thỉnh thoảng mới mở mồm gáy gọi vài tiếng)

    Bây giờ mà kiếm đủ được bộ cu gáy hay có nhiều tiếng có các chất giọng

    Tạm ví mạo muội

    THứ 1 :Đặc thổ (giọng hát ca sỹ nghệ sỹ ưu tú Trung Đức )
    Thứ 2:Đặc còi (giọng hát nghệ sỹ nhân dân Thu hiền)
    Thứ 3:Thổ Pha (giọng hát ca sỹ Nguyễn Phi Hùng)
    Thứ 4:Còi Pha (giọng hát ca sỹ Mỹ Tâm)
    VD cho sinh động thôi

  7. #7
    Ngày tham gia
    Apr 2017
    Bài viết
    0
    Ðề: Tổng hợp các bài viết hay về Cu gáy

    CHIM GÁY CÓ DỊ TƯỚNG

    Em định không viết về đặc điểm của những chú chim gáy có dị tướng nhưng sợ thầy KIWI bỏ sót ( chả mấy khi thầy đãng trí vậy nhưng em thì... cẩn thận vẫn hơn các bác nhỉ!) chỉ sợ trong tay cá bác có những con chim có dị tướng mà lại bỏ đi thì cơ may hiếm khi trở lại thêm một lần đúng không các bác!

    Ngoài những chú chim có đặc điểm đặc biệt các bác đã nói trong diễn đàn rồi thì em xin bổ sung thêm ạ!

    Một là: Chim có lông mũi. Đây là chú chim có đặc điểm đặc biệt, có một hoặc cả 2 lỗ mũi có lông ( bằng sừng, nhỏ, dài và có thể có cầm và kéo dài ra. Khi buông tay ra thì lại được trở về vị trí cũ. Chú chim này bình thường thì lông mũi có thể không thò ra nhưng sẽ thò ra vào lúc đấu với chú chim khác hoặc bất chợt thò ra, phải quan sát kĩ mới thấy được các bác ạ!

    Hai là: Chim chéo cánh. Là chú chim khi xếp cánh lại thì 2 đầu cánh bắt chéo nhau rõ rệt.

    Ba là: Chim sa cườm ( đỉnh cao là liên cườm) còn bình thường thì những chú chim có phần cườm gần ngực phải rộng, càng rộng càng tốt. Dễ nhận ra nhất là khi gáy, nó phồng lên trông thật chiến.

    Bốn là: Chim có lông chân. Phần chân có vảy của chim thường thì không có lông nhưng trong trường hợp này chim có lông mọc lẫn trong vảy chân.
    Trên đây là những chú chim dị tướng. Có thể đã có các bác khác đề cập tới , cũng có thể là chưa nhưng em cũng xin bổ sung để mọi người cùng biết theo kinh nghiệm của các cụ bô lão quê em ạ!

    Xin lưu ý các bác là: tất cả những chú chim kể trên phải đều là chim trống mới có giá trị trong chọn chim mồi ạ! Và ngoài ra thì còn có rất nhiều những chú chim khác như là: mỏ đỏ ( hay còn gọi là chim sát thủ), bạch đề ( có móng trắng), gián cánh ( có lông trắng ở cánh), ... hoặc là chim cu bạch. Tất cả những chú chim kể trên ( chim trống) đều có giá trị cao trong việc nuôi chim mồi được các nghệ nhân quê em đều muốn có trong " sự nghiệp" chọn và luyện chim mồi của mình!

    Các cụ quê em đã đúc kết trong việc chọn chim mồi ở câu ca dao:

    Thứ nhất lông mũi mọc ra
    Thứ nhì chéo cánh, thứ ba sa cườm
    và còn nữa Bạc má - loan đầu , sa cầu nhịp cánh ...

    Chim có lông mũi là con chim mồi cực hay, đã có một người trong hội chơi chim của Thanh Hóa từng có được nuôi và được đánh nhưng sau đó cho người khác mượn và do chăm sóc không cẩn thận nên sau đó không còn nữa. Chim chéo cánh thì em đang nuôi một con bổi và mới chưa đầy 2 tháng nhưng đã có dấu hiệu rõ rệt của một chú mồi hay trong tương lai. Chim sa cườm thì các bác biế rồi, trong rất nhiều những con chim mồi hay được các bác post lên đều có rất nhiều chim sa cườm ạ
    Và một điểm nữa xin các bác lưu ý cho là: Chỉ cần một đặc điểm nêu trên ở chim là đủ nó đã là một con chim hay rồi, các đặc điểm còn lại như: cườm ( trừ chim sa cườm), chân, mỏ, đầu, phao,... không cần quan tâm nữa đâu ạ ( tất nhiên là có đủ càng hay, có lẽ nó sẽ bổ trợ cho đặc điểm chính chăng).

    Trên diễn đàn các bác cũng bàn nhiều về đặc điểm phao chim, nhiều bác đều ưng chú chim có phao xám. Em chưa hoàn toàn nhất trí như vậy. Ở quê em đánh giá cao chú chim mồi phao đỏ ( rất ít chú chim mồi có phao xám) chim mồi của em hiện nay toàn phao đỏ ( có lẽ nó sẽ không bền chim chăng) nhưng có những chú chim mồi 17 năm rồi phao vẫn là phao đỏ đó ạ. Chim phao đỏ lâu nổi chăng? Không ạ! 2 chú chim phao đỏ của em mới chưa đầy một năm là đã bắt đầu nổi rồi ( có chú mới 2 tháng thôi ạ). Hay là đặc điểm của chim Thanh Hóa là như vậy?! thú thực là em chưa lí giải nổi!

    Ở quê em có một câu thơ trong bài thơ em đã đưa hầu chuyện các bác:

    " Dù kim hay là thổ, pha.
    Con nào đít đỏ tiếng ca hiền lành"

    Từ đít đỏ là tiếng địa phương, ý các cụ muốn nói đến phao chim đó các bác ạ!
    Trong khi chờ bác KIWI viết về kinh nghiệm chọn chim mồi qua tướng mạo. Em xin phép có vài ý kiến nhỏ về kinh nghiệm chọn những chú chim có dị tướng và là những con mồi hay mà em trong thực tế em đã có dịp được chiêm ngưỡng hoặc là nghe các bậc tiền nhân kể đi kể lại nhiều lần như là một niềm tự hào khi đã được nuôi một con mồi hay nổi tiếng một vùng hoặc là thoảng trong lời kể là một niềm tiếc nuối,... biết đến bao giờ mới gặp được những con như vậy!

    Em cũng muốn viết về kinh nghiệm nuôi chim mồi ( sau khi đã chọn được) như là một sự chiêm nghiệm, hoặc là như một sự đúc kết, chắt lọc kinh nghiệm của các bậc tiền nhân quê em. ( cảm ơn Lôc abc đã cơ bản cung cấp những kiến thức rất khoa học trong việc chon thức ăn nuôi chim, cảm ơn bác KIWI đã bổ sung, còn các bác khác nữa chứ ạ, xin mời các bác cùng bổ sung cho ạ,... em mong là không ai giấu nghề chứ ạ!)

    Em cũng muốn viết về nghệ thuật bẫy chim gáy và đạo nuôi và thưởng thức thú vui đặc biệt nay nhưng thú thực là hiện nay phần thì em chưa đủ tư liệu (kinh nghiệm của em thì vẫn còn non nớt và các nghệ nhân thì đang suy ngẫm đúc kết để phổ biến cho em khi em đặt vấn đề về sự phát triển của trang ABV này ) và một phần nũa là do em cũng đang rất bận các bác ạ.

    Tất nhiên là em cũng sẽ rất cố gắng không dám để các bác chờ lâu đâu ạ, nhưng em cũng xin nhờ các bác khác lên tiếng giùm với, tham gia cùng với cái chính là không giấu nghề mới được ạ và mục đích cuối cùng là dành cho người mới bắt đầu tiếp cận thật nhanh ạ.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Oct 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Tổng hợp các bài viết hay về Cu gáy

    CÁCH CHỌN GIỌNG QUA HÌNH DÁNG

    Vài cảm nhận về chim giọng thổ và giọng kim qua hình dáng bên ngoài.

    Em cũng xin thưa trước là ngoài những đặc điểm về cườm ( nhỏ, dày, nền đen nhiều, cườm vàng nhiều,...), dặm cánh nhặt, đều ( xếp như ngói lợp), mỏ đinh, phao đỏ hoặc phao xám ( có nghệ nhân không quan tâm nhiều đến phao, thậm chí chim mồi của bác này vẫn có phao trắng mà em không lí giải nổi ??!, chân thấp và to ( nếu có vảy ngang thì càng sát bổi), sắc lông xanh xám ( nhìn như có phủ một lớp bụi cám mốc trắng xanh và tuyệt đối không chọn con chim có sắc đỏ sắt vì nếu nuôi nó thì nó sẽ giãy đến khi chết chứ chắc là không thuộc được - nó là con chim nhát), hình dáng chim phải thuôn dài, mắt không lộ mà phải đóng ( nếu khi mình xách lồng chim lại gần mà mắt của nó lòng đen thu nhỏ lại, lòng vàng phần ngoài rìa mắt to rộng ra thì đó là con chim căng lửa đấy), đầu chim phải nhỏ,...

    Thì theo kinh nghiệm mà em học được từ các nghệ nhân thì qua nhìn nhận hình dáng bên ngoài chim giọng thổ và chim giọng kim có nhiều điểm khác nhau, ở đây em xin đưa ra những đặc điểm bên ngoài có liên quan đến một con chim thổ hoặc chim kim mà các nghệ nhân vùng Thanh Hóa cho là hay mà nếu giọng của nó ( kim hoặc thổ )mà không có những đặc điểm đi liền thì các cụ thường tránh và không chọn.

    Chim giọng thổ: Ngoài những đặc điểm trên ra còn phải có những đặc điểm như, nhỏ con hơn, trường chim hơn, chân dài hơn ( nếu chim thổ mà chân thấp, ngắn là không chọn). Cũng xin lưu ý về khái niệm chân thấp: chân thấp là khi con chim đứng, trọng tâm cơ thể được hạ xuống ở mức thấp, chân chim dài nhưng khi đứng nó hạ thấp song song với sàn lồng làm như là nó chuẩn bị nằm xuống sàn lồng ấy... thì vẫn được gọi là chim chân thấp.

    Chim giọng kim: thì ngược lại, chân càng ngắn càng quý, mình chim củ đậu là tốt nhất, nom con chim rất to, rất bệ vệ.

    Thường những con chim hay thì dù là thổ, dù là kim đều được quý trọng như nhau theo tiêu chí sát bổi. Hiện nay em có một chú chim mồi giọng kim mới nổi mà khi treo đấu với chim khác nó có đặc điểm là khi nghe chim khác gáy ở hướng nào thì nó lại quay đuôi của nó lại hướng ấy để đối đáp, em quý nó chính vì cái đặc điểm "ngược đời" này của chú ta các bác ạ!

    Em xin đưa ra vài ý kiến nhỏ này về chim giọng thổ và chim giọng kim để mời mọi người cùng thảo luận cho vui ạ!

    Hãy nhìn cổ - chính xác hơn!

    Có thể đoán giọng gáy của chim cu cườm qua ngoại hình, những người đã có quá trình, có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi, thuần chim cu cườm thì việc nhìn ngoại hình mà đoán giọng gáy của nó có khi độ chính xác đạt đến 70; 80 %. Thường thì người ta đoán qua tổng thể ngoại hình của con chim, trong đó bộ cườm cũng là một đặc điểm quan trọng để các “thầy” gieo quẻ.

    Vậy cho nên mới có cả một khoa tướng số dành cho loài chim cu cườm, và cũng có nhiều tiệm bói cả chuyên nghiệp lẫn không chuyên trên diễn đàn này.

    Song, muốn đoán giọng gáy chim cu cườm (tương đối chính xác vì có cơ sở khoa học, căn cứ môn giải phẩu học) thì không phải từ bộ cườm trên cổ con chim mà là từ cái cổ của nó.

    Thật vậy, giọng của con chim thanh (kim), hay trầm (thổ), hay trung tính chẳng thanh chẳng trầm (đồng) là do cấu tạo của thanh quản nằm trong cổ họng của nó. Về nguyên tắc: dây thanh to, dài và chùng thì sẽ phát ra âm thanh trầm (thổ), dây thanh nhỏ, ngắn và căng thì sẽ phát ra âm thanh cao (kim), còn dây thanh không dài, không ngắn, không to, không nhỏ thì con chim thì gáy âm sắc trung tính (tức giọng đồng). Thường thì cổ và dây thanh của con chim tỷ lệ thuận với nhau. Nghĩa là cổ lớn thì dây thanh lớn, cổ ngắn thì dây thanh ngắn.

    Như vậy, ta có thể nhìn vào cổ của con chim cu cườm để đoán giọng của nó. Cổ to, dài thì thường gáy giọng thổ; cổ nhỏ, ngắn thì thường có giọng kim, còn con chim có cổ quân bình thì thường là giọng đồng.

    Còn điều này cũng rất thú vị, làm sao ta thấy được dây thanh trong cổ của con chim căng hay chùng. Chịu! Chính yếu tố này thường làm tổ trác mấy ông thầy bói cu. Như trên đã nói nếu con chim có cổ to, dài thì thường gáy giọng thổ, nhưng dây thanh của nó căng (cũng giống như ta lên dây đàn căng vậy) thì nó sẽ ra giọng thổ pha đồng, còn dây thanh của nó chùng thì chắc chắn nó sẽ chơi giọng thổ bầu, thổ lùm (thấp hơn cả tiếng violonxen).

    Từ những điểm mà tôi vừa trình bày, bạn cũng có thể áp dụng để phán cho những con chim bổi mà bạn chưa có dịp nghe nó cất tiếng gáy. Đoán đúng cỡ 70% là quá đạt rồi./.

    Con chim này lông chân phủ kín khủy chân nhảy đêm là chắc.

    CÁCH ĐÁNH GIÁ CHIM GÁY QUA BỘ CƯỜM

    Xét về cườm của chim cu đất thì có hai màu chính đó là : Đen và Trắng , ngoài ra còn có màu vàng đất hay đỏ đất mà nhiều nghệ nhân cho đây là màu cườm rựng ... Đen là gốc , Trắng là ngọn ....cho nên con nào có gốc cườm đen nhiều thì con đó gù nhiều nhưng nuôi thì lâu lắm mới nổi ...ngược lại con nào có cườm trắng nhiều thì ta nuôi mau nổi nhưng gù không nhiều ... khi ta nhìn vào bộ cườm con chim cu thì màu sắc đập vào mắt chúng ta là màu trắng , sắc trắng chói lòa .... to có , nhỏ có làm sao phân biệt được đây ? Nguyên tôi xin thưa :

    - Cườm trắng cũng chia ra làm ba loại :
    + Cườm to như hạt đậu xanh ...
    + Cườm nhỏ như hạt mè , có khi còn nhỏ hơn nữa ...
    + Cườm nát bấy , không phân biệt được hình dáng gì cả ...

    Dù to hay nhỏ thì hạt cườm cũng có hình dáng của nó ... cườm chữ u hay còn gọi là cườm vuông loại hạt cườm này chỉ có ở những con mồi gù vô địch , cườm chữ o hay cườm tròn loại này thường , cườm chữ v hay còn gọi cườm mưa rơi ...loại này ít thấy nhưng gù không thua gì loại cườm vuông .... cườm nát bấy không phân biệt được hình dáng loại này tùy thuộc vào khổ cườm ( nếu khổ cườm vuông thì gù vô địch còn khổ cườm bầu bầu thì thua không nuôi ....nhớ nghen ! ) .

    - Cườm đen cũng chia làm hai loại :

    + Đen mốc ...khi ta nhìn vào đã không có cảm tình rồi thì làm sao mà chọn nuôi được ..

    + Đen bóng loại này nhiều nghệ nhân chọn nuôi vì nó đẹp , óng ánh ...
    nhìn chung con nào có vòng cườm đen bóng thì con đó nuôi lâu nổi nhưng khi nổi thì 10 con hay đủ 10 ...

    Ở trên Nguyên chỉ phân tích hai sắc màu đen và trắng thôi ....còn đây mới là vấn đề quan trọng .... tại sao quan trọng nghe nè :

    Đã gọi là cu cườm thì không con nào giống với con nào từ giọng gáy đến quy , cườm , hình dáng ...mà chúng chỉ na ná nhau mà thôi cũng vì lẽ đó mà ta khó mà phân biệt được ...con nào trống , con nào mái , con nào hay , con nào dở ... chẳng lẻ bó tay sao ! không đâu đối với những nghệ nhân thâm niên thì thường thôi còn đối với anh em mới vào nghề thì là cả một vấn đề nan giải ...nhưng không sao ... thời gian sẽ trả lời cứ chịu khó đọc các bài viết của Nguyên thì anh em sẽ rõ cả mà thôi ...

    Cũng vì sự khác biệt giữa con này với con kia mà các nghệ nhân đã phân ra làm nhiều loại cườm : cườm một dây, cườm hai dây, cườm ba dây, cườm nát ... thế cườm một dây nó ra làm sao?

    - Cườm một dây là: loại cườm mà khi ta nhìn vào thì chỉ thấy có một đường cườm từ trên ót chạy dài xuống vai , rõ ràng , mạch lạc ...hết đường này đến đường kia ...không chen lẫn , xen lẫn với các đường khác ...

    Loại cườm này mà kết hợp với hạt cườm trắng to , cườm chữ u , cườm vàng đất cao quá nữa khổ cườm thì gù như điện ( gù vô địch )... nên chọn nuôi làm con mồi ...
    Cũng loại cườm trên mà kết hợp với cườm tròn , nhỏ hạt thì thường ...đa số bị loại , không nuôi ...

    - Cườm hai dây là: loại cườm khi mới nhìn vào trông giống cườm một dây nhưng khi chim nhướng cổ lên ta thấy hai đường song song nhau chạy dài từ ót xuống vai ... loại này thường thấy vì đa số con mồi được các nghệ nhân chọn nuôi đều có cườm hai dây ( chim rất bền ...) .

    Loại cườm hai dây cộng với hạt cườm chữ u và cườm rựng cao quá nữa khổ cườm ... loại này gù không nhiều nhưng cứ gù 4-5 tiếng mà gù hoài ...xoay xoay lại gù , nghe hoài không chán ... nên được chuộng nuôi làm mồi ...

    - Cườm ba dây: cũng giống như trên nhưng khi chim nhướng cao cổ ta nhìn thấy ba hàng cườm đi song song với nhau loại này hiếm thấy , triệu con có một ...khi nó gù thì khỏi chê ...ai có duyên lắm mới gặp ...

    Loại cườm ba dây này kết hợp với cườm chữ u hay chữ o gì cũng được ... chữ nào cũng gù vô địch ....theo các bạn có nên chọn nuôi nó làm con mồi không ?

    - Cườm nát , bể , đóng lộn xộn không theo một trật tự nào cả ...nếu vòng cườm đen bóng thì gù nhiều còn đen mốc thì loại ....

    Nói tóm lại : Dù là cườm một dây , hai dây , ba dây hay bể nát đi chăng nữa ...ta phải chọn khổ cườm to , vuông vắn ...trên thì cao quá ót , dưới thì xuống tận vai ...nếu thòng hay sa về phía trước ngực thì càng quý ...nhưng cườm vàng đất hay đỏ đất phải đóng cao hơn nữa khổ cườm , nếu tới ót thì càng tốt .... loại này dai như đĩa không bao giờ bỏ bổi nhớ nghen !!!

    Có đôi lời gởi đến bạn mê cù cú cu , cu ...cù cụ , cù cụ , cù cụ.... thân chào ...

  9. #9
    Ngày tham gia
    Jun 2017
    Bài viết
    0
    Ðề: Tổng hợp các bài viết hay về Cu gáy

    XEM TƯỚNG CHIM GÁY

    Việc chim gáy thừa ( hậu đôi, hậu 3,...) có liên quan đến hình dạng đầu của nó. Nếu bác quan sát ngoài thực tế thì những chú chim nào gáy thừa đều có đầu vuông ( phần đỉnh đầu kéo dài ra phía sau như người đội mũ kêpi vậy,... hì hì!)

    Cườm nhỏ và nhiều nền đen thì khả năng lớn là khá nhiều gù, mà gù gắt nữa là khác. " chim cườm dắt, gáy gắt gù dai" là câu ca ứng vào với chú chim này đó.

    Thường chim bổi mới bắt về, khi các bác lại gần mà nó có động tác cúi cúi thân mình xuống như để tìm chỗ chui thay bằng bay thẳng lên thì có nhiều khả năng là sau này chú ta sẽ có nước sa cầu máy cánh. Nếu chú ta xù lông, rụt cổ lại khi ta đến gần thì đó là chú chim chắc chắn sau này sẽ có nhiều gù!

    "nhìn cái mỏ ta biết ngay con đó gáy nhanh hay chậm , nhìn cái lổ mủi ta biết nó gáy to hay nhỏ , nhìn bộ cườm ta biết ngay con đó gù nhiều hay ít , nhìn chóp mỏ + quy ta biết ngay con đó kèm hay không kèm ... nhìn cấp mình là biết ngay con đó có bền hay không ..."

    Tại sao khi ta nhìn cái mỏ của chim ta biết ngay con chim đó gáy nhanh hay chậm ?
    - Thường thường thì mỏ của chim cu cườm na ná giống nhau ... nhưng nếu bạn là người tinh tế thì bạn vẫn nhận ra được điều đó mặc dù sự khác biệt ấy... rất ... rất .... là nhỏ ....

    Ví dụ : mỏ chim thường có màu đen nhưng vẫn có sự khác biệt đó là : đen bóng và đen mốc ...ngoài ra còn có loại mỏ đỏ , trắng nữa nhưng mỏ đỏ và trắng thường rất hiếm .... khi nhìn vào mỏ chim nếu con nào có mỏ đen bóng là con đó siêng gáy nhưng không phải con nào cũng liền kèo ( nhớ cho rõ điểm này kẻo lẩn lộn ... con siêng gáy phải cộng thêm một điểm nữa ....mới trở thành liền kèo ...nhớ nghen !) .

    Còn gáy nhanh hay chậm thì ta cũng coi ở mỏ chim nhưng nó lại nằm ở phần hình dáng của mỏ , có con mỏ to , có con mỏ nhỏ , có con mỏ dài , có con mỏ ngắn , có con mỏ hụt ( thiếu mỏ ) , có con mỏ cong , có con mỏ thẳng ....vậy ta phải xem ở đâu đây ?

    Con nào mỏ to , bự ,không phân biệt dài hay ngắn nhưng " lổ mủi gồ cao "( cái phần phù lên , cục gù của lổ mủi càng cao thì càng chậm ) ...thì con đó gáy lớn tiếng , gáy chậm ...và không liền kèo .

    Con nào mỏ vuốt nhỏ , nhìn từ trong ra ngoài càng nhỏ , có người gọi là mỏ sẻ , có màu đen bóng thì con đó gáy nhanh , mau miệng .... nếu con nào mỏ nhỏ , gọn , ngắn , cộng với mỏ hơi cong ,sống mũi cao hơn phần gồ của lỗ mũi ... thì con này gáy rất nhanh ... khi có bổi về ta đếm không kịp ...nhớ nghen Còn gáy to hay gáy nhỏ thì ta nhìn vào cái lổ mũi .... nhớ nghen cái lổ mũi chứ không phải cái cục gù của lổ mũi đâu nghen .... con nào mà lổ mũi hẹp , ngắn thì gáy nhỏ ...còn con nào lổ mũi dài và rộng thì gáy lớn tiếng ....

    Còn khi ta nhìn vào lổ mũi biết ngay con đó kèm hay không kèm ....ta chỉ đoán được 70% ta phải xem kỹ lông quy mới dám chắc 100% ...tại sao vậy ? Nguyên xin thưa : khi nhìn vào chóp mỏ thấy nó hơi gồ cao y như đang ngậm hạt lúa vậy thì ta biết ngay con đó là con chim kèm nhưng kèm nhiều hay ít thì ta phải nhìn vào đầu cánh , xem lông quy mọc ngay hàng hay không ... cái này khó nhìn đây nhưng nếu bạn cố học vẫn học được ...

    Còn khi ta nhìn con chim ta biết nó bền hay không bền ( tức là có gáy liền kèo hay không ? hay chỉ gáy 3 đến 4 kèo là nín 1 đến 2 kèo sau đó mới chịu gáy tiếp ...hoặc chỉ gáy từ sáng sớm đến 9 , 10 giờ là gói cánh nghĩ mệt .... đến 3 giờ chiều mới gáy tiếp ...) . Để ý nghen con nào ngực lép là không bền đồng nghĩa với không liền kèo ... nhưng bộ ngực hơi thiếu mà lưng gù thì chơi được nhớ nghen lưng gù ... Con nào ngực to , có người nói ức đôi hay nhìn bộ ngực don don nhưng mình dài đòn thì rất bền .... nhớ là thân càng dài càng tốt nghen !

    Nguyên trả lời như vậy có đủ chưa .... nếu vẫn chưa lĩnh hội được thì chịu khó điện thoại cho Nguyên .... chúc sức khỏe ... thân chào

    Cách chọn lựa chim bổi

    Nói về thú chơi chim gáy, ai cũng mong muốn cho mình có một con mồi hay " trên cả tuyệt vời" để chu du khắp chốn núi rừng, cho thỏa lòng " nghiện ngập"....

    Rồi bỗng một ngày đẹp, trời xách con mồi "vừa đủ sài" vào chốn thâm sơn gặp một "anh hùng" một cõi, giọng thổ đồng, tiếng gáy to như "loa" làng, tiếng gù êm như suối chảy, tiếng thúc nhanh như "gõ cây" "mắc me" " gù đấu, gù chồng.... nói chung không thể chê vào đâu được... nên chủ nhân của con mồi "cà tàng" với tài mọn " kém cỏi" thầm khấn vái "thần núi " nồi chè "xui" cho nó " trượt chân" vào cái cầu sáng sáng cong cong ! ? ... có lẽ "thần núi" bận đi canh " lâm tặc" nên không nghe lời khấn vái .... tối về, chủ nhân " than thở" " nhớ về em" không sao mà chợp mắt được, mong sao cho trời mau sáng để hy vọng gỡ ván " bài cào" này.... rồi một ngày, hai ngày, ba ngày ... Với trăm phương nghìn kế, một ngày nào đó em nó nhập khẩu nhà ta .... Đó là một trong những tình huấn mà anh em chơi chim gáy nói riêng và các anh em chim gáy trong ABV nói chung, ít nhất một lần gặp phải.....

    Phục được nó đã khó nhưng nuôi nó ra một con mồi hoàn mỹ theo ý nguyện càng khó hơn. Có con một hai năm, sẽ ra mồi, nhưng có con nuôi cả chục năm, thậm chí hơn vẫn hoài công, có con nuôi ra mồi rồi lại " dỡ chứng " chịu đời không thấu... đó là tại sao ??? câu trả lời đơn giãn là không phải tướng mồi, bỡi thế chọn tướng chim gáy quan trọng biết chừng nào !

    Banchu tôi may mắn được các tiền bối, bạn bè chỉ " nghề "và một chút đỉnh kinh nghiệm bản thân, nên hôm nay viết cách chọn lựa chim gáy bổi, mong các bác đống góp ý kiến. Thứ nhất là làm diễn đàn sôi động hơn, thứ hai là để chúng ta "nâng tay nghề" cao hơn cho việc chơi chú gáy:

    Nói về thú chơi chim gáy, ai cũng mong muốn cho mình có một con mồi hay " trên cả tuyệt vời" để chu du khắp chốn núi rừng, cho thỏa lòng " nghiện ngập"....
    Rồi bỗng một ngày đẹp, trời xách con mồi "vừa đủ sài" vào chốn thâm sơn gặp một "anh hùng" một cõi, giọng thổ đồng, tiếng gáy to như "loa" làng, tiếng gù êm như suối chảy, tiếng thúc nhanh như "gõ cây" "mắc me" " gù đấu, gù chồng.... nói chung không thể chê vào đâu được... nên chủ nhân của con mồi "cà tàng" với tài mọn " kém cỏi" thầm khấn vái "thần núi " nồi chè "xui" cho nó " trượt chân" vào cái cầu sáng sáng cong cong ! ? ... có lẽ "thần núi" bận đi canh " lâm tặc" nên không nghe lời khấn vái .... tối về, chủ nhân " than thở" " nhớ về em" không sao mà chợp mắt được, mong sao cho trời mau sáng để hy vọng gỡ ván " bài cào" này.... rồi một ngày, hai ngày, ba ngày ... Với trăm phương nghìn kế, một ngày nào đó em nó nhập khẩu nhà ta .... Đó là một trong những tình huấn mà anh em chơi chim gáy nói riêng và các anh em chim gáy trong ABV nói chung, ít nhất một lần gặp phải..... Phục được nó đã khó nhưng nuôi nó ra một con mồi hoàn mỹ theo ý nguyện càng khó hơn. Có con một hai năm, sẽ ra mồi, nhưng có con nuôi cả chục năm, thậm chí hơn vẫn hoài công, có con nuôi ra mồi rồi lại " dỡ chứng " chịu đời không thấu... đó là tại sao ??? câu trả lời đơn giãn là không phải tướng mồi, bỡi thế chọn tướng chim gáy quan trọng biết chừng nào !

    Đầu :

    Đầu nhỏ, tròn, cổ lãi, đa phần là chim rất hay, và rất nhanh miệng, nhưng nhược điểm khó ra mồi, ít bền chim, chăm sóc tốt thì chơi bẫy được khoản 5 năm đến 8 năm sau đó sẽ giảm nước và hầu như không được rừng già nữa, lúc này thích hợp nhất chơi bẫy ở rừng thưa, láng, hay đồng bằng

    Đầu to, cổ rô, nuôi khó nổi (căng lửa), nhưng nổi căng thì dễ ra mồi. Loại này đa phần gáy, thúc chậm nhưng bền, thích hợp đi bẫy xa và ở bất cú địa hình nào... nên nuôi.

    Đôi mắt:

    Lồi : không nên nuôi, bởi vì ít đứng chim, xào lồng, nhác, nóng chim, khó thuần...

    Mắt lửa; nóng chim, xào lòng, dữ chim, ngu , khi gặp chim ngoài thường bay lòng....không nên chọn nuôi

    Mắt vàng: loại này hiền chim, rất sát bổi, nhưng nước gù đấu ít, dặm mắt me nhiếu, nước xa cầu mấy cánh nhiều....

    Mắt vàng màu nghệ: ít xào lồng, gù đấu tốt, rất tỉnh chim khi giao đấu... loại này thích hộp nuôi ra mồi.

    Khi gù; chim có tròng vàng dãn ra, tròn đen co lại, đây là chim sát thủ ( may bổi )

    Khóe chỉ: lông màu đen tính từ khóe mỏ vào nếu :

    ngoài nhỏ trong lớn thì có nước hậu, bền chim.
    ngược lại ngoai lớn trong nhỏ thì nước hậu kém.

    Cấp mình :

    Phải chọn con có hình bắp chuối, ngực nở, to con, nên nuôi
    nhỏ con thì chơi không có sức và thường bị đứt quãng trong lúc giao đấu, hụt hơi, không nên chọn

    Cấp mình ngắn (có nơi còn gọi là mình cù), lóc chóc, ưa xào lồng

    Cấp mình dài, chơi bền và rất êm lòng.

    Màu lông:

    Móc xám là tiêu chí của một con mồi, muốn cho bền và ổn định chim thì phải lựa những con lông mịn, chỉ lông vừa, đen rõ, lông phải bó sát chừng nào tốt chừng nấy.
    chim có bộ lông đen quá thì rất khó ra mồi, nếu có ra được cũng khó luyện cho thuần.

    Lông màu đỏ quá thì nóng chim, gù không biết đối thủ là ai (ngu chim) và thường xào lồng...

    Lông phao trắng nuôi dễ ra mồi, nhưng không bền

    Lông phao hồng khó ra mồi , nhưng bên nên đa số các nghệ nhân ưng ý lắm

    Đôi cánh:

    Hai bên phải no tròn, lông qui phải nhỏ, mịn và phải đều 2 bên, nếu không đều thì sẽ sáng nắng chiều mưa, chơi chán lắm... đôi cánh phải che khuất phần lưng nhiều chừng nào tốt chừng ấy , nếu chéo cánh
    càng tốt.

    Những con có đôi cánh hở lưng thì rất lười gáy, loại này bắt chim phục cội thì sướng lắm ... nhưng đi chơi hội thì thua.

    Còn những em có đôi cánh " mốp" thì đa phần không bền chim. chơi cho giỏi lắm thì 4 năm rớt đài

    Đôi chân:

    Khô, to, lùn, và đóng vảy nhặc chừng nào tốt chừng đó, nếu có vẩy chẻ vuông góc thì chim có nước phóng, nước rước, con chim có vẩy giao long thì thiên về nước dậm ( mắc me) nghe phê lắm... đôi chân như vậy mà có long phủ xuống gối tý thì quá tuyệt, đa phần là chim hay, siêng.

    Chân chim có vẩy ước thì rất dễ bị nhậm mắt, không nên nuôi

    Chim co đôi chân màu đỏ nhạt... là chim thiếu chất khoán, nên ít có sung, nên phải cho ăn bổ xung chất khoán gắp.

    Chân chim nhỏ, cao, vuông góc thì đừng nên nuôi, đa số chim như vậy thường là chim già, giẫy đêm, khó nổi.... có nổi ra cũng chòi lòng, lúc nắng lúc mưa...

    Đuôi :

    Đuôi trong to, ngoài nhỏ , le chim, nhanh miệng, liền sào
    Đuôi trong nhỏ ngoài to, chim lười gáy, xào lồng khi gặp đối thủ...

    Cườm:

    Cái này là quan trọng nhất trong tướng con chim ( bởi thế người ta mới gọi là cu cườm) nó là đại diện cho nước non của con chim gáy, nếu chim có cườm thẳng hàng thì có nước rước. nhưng về nước khuya thường hay bỏ vẹt....

    Cườm lộn xộn không hàng ngũ thì có nước dặm (mắt me) nhiều hơn

    Cườm trắng nhiều hạt to (cườm đá), nước gù đươc nhưng ưa bị đứt nữa chừng

    Cườm trắng nhỏ hạt kèm với cườm vàng thì gù nhiều

    Cườm lửa (vàng) nhiều gù nhiều nhưng nóng chim, hay xào lồng

    Cườm đen nhiều, thường rất êm lồng, gù khá

    Cườm có hình chử V thì gù không ra hồn gì cả, không nên nuôi, bởi vì loại này nhác rừng, chơi thời gian ngắn

    Nếu biết coi tướng chim gáy vậy, thì tại sao không ra chợ chim " Lê Hồng Phong" gần ngã bảy ( SG ) đễ chọn bổi... cho nó khỏe, chứ lên rừng xuống bằng chi cho nó tốn công tốn sức và tốn xăng...

    xin thưa: ......không nên vì xem tướng chỉ đúng tương đối thôi, chim may bổi, nước đấu,chim già ,chim non có thể coi ra được, có thể thành mồi trong tương lai hay không, có thể coi ra được....Nhưng làm sao biết được giọng thổ hay đồng, làm sao biết được nhanh miệng hay không, làm sao biết được tiếng to hay nhỏ, làm sao biết được nó bổ mấy... vân vân và vân vân.

    Khổng Minh Gia Cát có luận :

    Từ cổ chí kim, người thống binh tự cho mình là tướng soái, như vậy tướng soái chỉ là một con người, chỉ có những võ phu mới có thể biết được, xem trọng binh lực, dũng mảnh thế nào.... những võ tướng như vậy cũng chỉ là bình thường, không có gì đáng sợ.... còn những thống soái cao minh thì phải biết người biết mình, biết dùng binh tướng, phải biết lợi dụng thiên thời, địa lợi, phải biết nhân sanh.... ví dụ như; dụng binh, giữ binh phải có học thức rất lớn, binh giả, có binh có thế nhìn thấy, có binh có thể không nhìn thấy, binh nhìn thấy thì không có mang giáo mang tên, là những con người bằng xương bằng thịt, còn những binh sĩ không nhìn thấy như là nhật nguyệt phong thần, phong linh thủy hỏa, linh khí của núi rừng đều có thể thành binh.....
    Vậy thuật chơi gáy cũng như thuật cần binh vây, chúng ta còn phải học và rút kinh nhiệm nhiều lắm lắm...

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Tổng hợp các bài viết hay về Cu gáy

    TIẾP THEO CÂU CHUYỆN CHỌN BỔI

    Qua đây Nguyên xin nói thêm về cách chọn con bổi : một con bổi được đánh giá là xuất sắc thì nó phải có rất nhiều điểm tốt kết hợp lại ... nhưng cũng có những con có điểm tốt và điểm xấu thì ta hãy sử dụng quy luật bù trừ ... nhưng điểm chính là nó có khả năng bắt bổi được hay không đó mới là điều quan trọng . Cũng có rất nhiều con mồi gáy gù khỏi chê nhưng chả có con bổi nào dám đương cự với nó được 30 phút ... chỉ đấu với nó 15 đến 20 phút là bay mất tiêu ( con này hiện giờ Nguyên đang nuôi nó gáy giọng son đã đôi lần nói về nó trên diễn đàn này , cứ mấy Bác gần nhà hỏi mượn Nguyên cho mượn đi chơi cả tuần ... đi sao về vậy ... nó hay quá , dữ quá ... mà không có gian bắt bổi .... ) .

    1. Coi đầu tròn hay vuông : ta nên chọn loại nào đây ?

    - Con đầu tròn , nhỏ :

    Ưu điểm : rất nhẹm sào , treo đâu cũng gáy , gáy nhanh hay dồn " thúc dồn và gù dồn " và gáy đủ bài bản y như câu thiệu " đầu tròn cổ ngẩn " nếu con bổi nào chịu đấu với nó là nó bắt tốc hành , không rề rà mất thời gian ... loại này đa phần gáy giọng son và giọng đồng .... nên dân chơi hay chọn loại đầu tròn nhỏ là vậy .

    Khuyết điểm : rất hay nhưng không bền , có con trưa không gáy ...

    - Con đầu vuông :

    Ưu điểm : Gáy tiếng chậm chậm nhưng bền bĩ , không nhịn bất kỳ con bổi dữ nào , nó có thể đấu với bổi từ sáng đến chiều , thậm chí ngày mai đấu tiếp .

    Khuyết điểm : bắt bổi lâu ... những ai nóng tính thì không chơi loại này được .
    Loại đầu vuông thường gáy giọng thổ , sấm thổ và sấm đồng .

    Tóm lại con đầu tròn hay đầu vuông cũng có cái hay cái dở của nó cả . Những người nhỏ tuổi thì chọn con đầu tròn vì nó bắt bổi nhanh , còn những người lớn tuổi thường chọn con đầu vuông đầu gồ , nghe đấu cho đã , từ sáng đến chiều cũng được ...

    Đây chỉ là quan niệm của Nguyên mà thôi còn hay cở nào thì phải kết hợp nữa Nguyên ví dụ :

    - Con đầu tròn mà có mỏ thon nhỏ , đen bóng ( có người gọi là mỏ đinh hay mỏ sẻ ) nếu mỏ ngắn thì khi nó gáy dồn ta đếm không kịp , khi nó kèm ta nghe y như nó gù không vậy ... nếu cộng thêm con mắt nhỏ và sâu , tròng vàng nghệ lớn , cộng lỗ mũi dài và to ... thì cái đầu ấy là 10 điểm ....

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •